Linh cẩu giao tiếp với nhau như Facebook

Thông qua các loại mùi trong chất thải của mình, loài linh cẩu giao tiếp với đồng loại giống như chức năng mạng xã hội Facebook của chúng ta.

Các nhà nghiên cứu tại trường đại học Michigan, Mỹ vừa cho biết loài linh cẩu giao tiếp với nhau thông qua các loại vi khuẩn được tìm thấy trong phân của mình giống như chức năng của mạng xã hội Facebook mà chúng ta thường sử dụng.

Các nhà nghiên cứu trên đã nghiên cứu các loại vi khuẩn gây mùi có trong phân của loài linh cẩu được chúng “rải” lên các gốc cây hoặc bụi cỏ.

Họ phát hiện ra rằng, những chất thải này có chứa các vi khuẩn “thân thiện” phá ra những mùi có ý nghĩa như những “thông điệp” mà chủ nhân của nó muốn phát ra với những con linh cẩu khác.


Loài linh cẩu giao tiếp với nhau thông qua các mùi khác nhau. (Ảnh: abcnews)

Ông Kevin Theis, nhà nghiên cứu tại đại học Michigan cho biết: “Những tín hiệu bằng thứ mùi chua chua này chứa đựng vô số thông tin mà những con linh cẩu khác có thể tiếp nhận được. Linh cẩu có thể để lại một tin nhắn nhanh rất cụ thể trước khi rời đi. Nó giống như một bảng tin về những sự hiện diện và hoạt động của các đồng loại xung quanh".

Ông Theis nói: “Mùi chất thải của chúng giống như bảng tin, và các loài vi khuẩn là thứ mực viết nên những thông tin trên bảng tin đó. Không có thứ mực này, linh cẩu sẽ không thể cung cấp nhiều thông tin cho đồng loại".

Các nhà nghiên cứu cũng đã phân tích cấu trúc phân tử của các loài vi khuẩn sống trong chất thải của các loài linh cẩu đốm và linh cẩu sọc ở Kenya và phát hiện ra rằng các vi khuẩn này phong phú hơn họ tưởng rất nhiều.

Các loài vi khuẩn khác nhau cung cấp những thông tin khác nhau, thể hiện mức độ mong muốn kết bạn của từng con linh cẩu, và mùi của chúng thể hiện khả năng sinh sản. Mỗi loài vi khuẩn đều có mùi riêng của chúng, bởi vậy chúng có một thứ “văn hóa vi khuẩn” đặc trưng bên trong chất thải của linh cẩu.

Ông Theis nhận xét: “Trước đây đã có khoảng 15 nghiên cứu về vấn đề này nhưng phương pháp nghiên cứu truyền thống của chúng chưa làm nổi bật được các đặc trưng của từng loại vi khuẩn".

Ông tuyên bố: “Hiện tôi cần phải quay lại thực địa để kiểm tra những dự đoán do nghiên cứu này đưa ra. Trong bước tiếp theo, chúng tôi sẽ phải phân tích cộng đồng vi khuẩn bên trong chất thải của linh cẩu để kiểm tra khả năng thay đổi mùi của chúng".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt

Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt

Thú mỏ vịt là một loài động vật có vú bán thủy sinh đặc hữu miền đông Úc, bao gồm cả Tasmania. Cùng với bốn loài thú lông nhím, nó là một trong năm loài thú đơn huyệt còn tồn tại.

Đăng ngày: 11/02/2025
Loài chim lạ xấu như sứ giả địa ngục: Mắt to như quỷ, mồm rộng như hố bom

Loài chim lạ xấu như sứ giả địa ngục: Mắt to như quỷ, mồm rộng như hố bom

Với tài ngụy trang hoàn hảo và ngoại hình xấu xí, chim potoo thường được gọi là "sứ giả địa ngục".

Đăng ngày: 10/02/2025
Tư thế đuôi tiết lộ tâm trạng của mèo

Tư thế đuôi tiết lộ tâm trạng của mèo

Đuôi mèo dựng thẳng thể hiện sự tự tin, trong khi đuôi cong như dấu hỏi là biểu hiện của sự thân thiện, còn xù đuôi có nghĩa sợ hãi.

Đăng ngày: 05/02/2025
Những loài động vật ăn thịt đồng loại đáng sợ nhất

Những loài động vật ăn thịt đồng loại đáng sợ nhất

Chắc hẳn các bạn từng xem một vài bộ phim về những kẻ ăn thịt người (Cannibal). Những câu chuyện kiểu ấy xem ra nhàm chán với mọi người, nhưng với một số loài động vật, đây không phải là trò đùa.

Đăng ngày: 04/02/2025
Loài ngựa lùn độc nhất thế giới

Loài ngựa lùn độc nhất thế giới

Ngựa lùn Shetland chỉ cao bằng một đứa trẻ nhưng có sức kéo bằng một con bò và là loài ngựa thông minh nhất hiện nay. Chúng được người dân Scltlan coi như linh vật quốc gia.

Đăng ngày: 03/02/2025
Loài chim nguy hiểm nhất thế giới được sách kỷ lục Guiness ghi nhận

Loài chim nguy hiểm nhất thế giới được sách kỷ lục Guiness ghi nhận

Chim đà điểu đầu mèo Australia được sách kỷ lục Guiness ghi nhận là loài chim nguy hiểm nhất thế giới. Chúng sở hữu một chiếc móng sắc như dao và một lực đá mạnh nhất trong các loài.

Đăng ngày: 03/02/2025
Kỳ giông Mexico: đứt chân thì mọc chân, “vỡ tim” vẫn cứu được nhưng lại sắp tuyệt chủng

Kỳ giông Mexico: đứt chân thì mọc chân, “vỡ tim” vẫn cứu được nhưng lại sắp tuyệt chủng

Kỳ giông Mexico là sinh vật rất độc đáo, với khả năng tái tạo như người hành tinh Namek trong bộ truyện "7 viên ngọc rồng".

Đăng ngày: 28/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News