Lỗ đen gần Trái đất nhất hiện nguyên hình là một "ma cà rồng"

HR 6819 hay còn gọi là Sao Be, bấy lâu được cho là lỗ đen gần Trái đất nhất, là một thứ gì hoàn toàn khác, thú vị và đáng sợ.

Sao Be cách Trái đất 1.120 năm ánh sáng,được phát hiện từ những năm 1980 nên ban đầu bị lầm tưởng là sao, dẫn đến cái tên nghe có vẻ "không liên quan". Các nghiên cứu sau này cho thấy nó không thể là sao mà là một kẻ nuốt vật chất, có vẻ là một lỗ đen nhỏ gọi.


Lỗ đen gần Trái đất nhất thật ra là một ngôi sao ma cà rồng và nạn nhân của nó - (Ảnh: ESO)

Nhưng các kết quả nghiên cứu mới nhất từ Đài thiên văn Nam Âu (ESO) cho thấy khối lượng Sao Be có vẻ nhỏ hơn nhiều so với khối lượng cần thiết để thành một lỗ đen. Ngoài ra nó còn một người bạn đồng hành nhỏ và nhẹ hơn, thứ khiến vật thể chính thường xuyên rung lắc.

Hai kịch bản khác được đặt ra cho thứ gọi là Sao Be. Thứ nhất, đó là một hệ 3 vật thể gồm 1 lỗ đen vô hình, một ngôi sao có độ sáng mờ, không đồng nhất và một ngôi sao chính tỏa sáng, chính là thứ chúng ta nhìn thấy. Thứ hai, đó có thể là 2 vật thể đang tương tác. Nếu rơi vào kịch bản thứ 2, 2 vật thể phải rất gần nhau, khó lòng là lỗ đen!

Theo Science Alert, kết quả kiếm tra bằng Kính viễn vọng Very Large của ESO với một công cụ so sánh ánh sáng đặc biệt cho thấy đó phải là một cặp sao đôi, nhưng không phải sao đôi bình thường.

Chúng đang rơi vào giai đoạn mà một trong 2 vật thể đã biến thành ma cà rồng, đã hút gần cạn bầu khí quyển của ngôi sao đồng hành. Một ngôi sao có thể biến thành ma cà rồng khi nó đã cạn năng lượng và biến thành dạng "thây ma" vũ trụ - một sao lùn trắng.

Nói cách khác, Sao Be thật sự là sao như suy nghĩ cách đây vài thập kỷ, và là một ngôi sao ma cà rồng sống cạnh nạn nhân thân thiết của nó.

Nghiên cứu vừa công bố trên Astronomy & Astrophysics.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất