Lỗ đen quái vật của Ngân Hà còn sống, đang phun "tia tử thần"
Những bức ảnh mới cho thấy lỗ đen quái vật Sagittarius A* có thể không thực sự "ngủ yên".
Sagittarius A* là lỗ đen quái vật nằm ở trung tâm Milky Way (Ngân Hà), là thiên hà mà Trái đất trú ngụ.
Khác với tất cả hình ảnh trước đây, những hình ảnh mới được chụp bởi từ Kính thiên văn Event Horizon (EHT) - một "kính viễn vọng ảo" tạo ra bởi một mạng lưới nhiều đĩa quan sát vô tuyến nằm rải rác khắp thế giới - được chụp bằng ánh sáng phân cực.
Hình ảnh mới nhất chụp lỗ đen quái vật Sagittarius A* - (Ảnh: EHT).
Ánh sáng phân cực là loại ánh sáng được tạo thành từ các sóng dao động trong một mặt phẳng, mắt người không phân biệt được với cách ánh sáng khác nhưng kính thiên văn thì có thể.
Vật chất quay quanh chân trời sự kiện của lỗ đen - tức khu vực mà mọi thứ, kể cả ánh sáng, đều bị lực hấp dẫn của lỗ đen tác động - phát ra rất nhiều ánh sáng phân cực, khiến nó nổi bật trong hình ảnh mới.
Nó được xếp dọc theo các đường sức từ, tạo nên hình ảnh trông như một cơn lốc xoáy ánh sáng bao trùm khu vực có quái vật Sagittarius A*.
Và hình ảnh này cho thấy một điều đặc biệt: Dù đang ở trạng thái tĩnh lặng sau thời gian hoạt động mạnh, lỗ đen này vẫn còn sống, còn tỉnh thức theo một nghĩa nào đó.
Nó đang đang liên tục phóng ra những tia ẩn, bắn các dòng vật chất siêu nóng ra khắp thiên hà.
Tuy vậy bạn không cần phải quá lo lắng, bởi các "tia tử thần" này không đủ sức vươn tới Trái đất, vốn nằm trong một hệ sao nằm tại rìa các thiên hà.
Hình ảnh mới cũng tiết lộ từ trường của con quái vật Sagittarius A* mạnh mẽ và phức tạp hơn suy nghĩ trước đây. Từ trường của nó rất giống từ trường của M87*, một lỗ đen quái vật khác nặng hơn Sagittarius A* tận 1.000 lần và nằm cách chúng ta 53 triệu năm ánh sáng.
- Trái đất đang lao đến "quái vật" khủng khiếp nhất dải Ngân Hà?
- Các nhà thiên văn nhìn thấy một ngôi sao nhảy múa xung quanh một lỗ đen
- Siêu lỗ đen sắp "nuốt" đám mây gấp 3 Trái đất