Lộ diện loài robot siêu nhỏ chỉ nhẹ như… que tăm, có thể bay được
Với trọng lượng chỉ nặng hơn một chút so với cây tăm, các kỹ sư tại Đại học Washington (Mỹ) đã tạo ra một bước đột phá mới trong việc chế tạo robot tí hon.
Tên của loại robot đặc biệt mới được giới thiệu là RoboFly. Đúng như cái tên của mình, loại robot này còn có có thể bay được. Mặc dù hiện tại nó mới chỉ có thể bay lên và hạ xuống đơn giản, chưa thể bay vòng quanh hoặc thực hiện các đường bay phức tạp nhưng các nhà khoa học cho biết khả năng này sẽ sớm được cập nhật trong thời gian tới.
Đây là lần đầu tiên một robot siêu nhỏ có thể bay được giới thiệu.
RoboFly có kích thước cực nhỏ nhắn đem lại hi vọng về những nhiệm vụ quan trọng trong cứu hộ, cứu nạn.
Trước đó, các loại robot nhỏ như côn trùng đã từng được phát triển nhưng đây là lần đầu tiên một robot siêu nhỏ có thể bay được giới thiệu.
Một trong những hạn chế của các loại robot cực nhỏ không thể bay được còn do một yếu tố chính là do bộ cánh nếu được tích hợp sẽ có cả dây dẫn quá nặng để robot có thể bay được.
Khắc phục được điểm này, loại RoboFly của các kỹ sư điện tử từ Đại học Washington được tích hợp một công nghệ mới giúp chuyển đổi năng lượng tia laser thành điện năng để hai cánh của robot có thể bay được. Đây chính là ưu điểm giúp RoboFly giảm thiểu được khá nhiều trọng lượng riêng của mình khi bay lên.
RoboFly có khả năng bay lên được.
“Trước đây, khái niệm robot bay với bộ cánh được kết nối không dây dường như chỉ có trong các bộ phim khoa học viễn tưởng. Nhưng chúng tôi đã làm được. Để hoàn thiện hoàn toàn các tính năng cả RoboFly, chúng tôi cần 5 năm.
Loại robot này sẽ giúp chúng ta có thể xâm nhập vào những khu vực mà các thiết bị bay lớn hơn không thể vào được. Đặc biệt là khả năng phát hiện rò rỉ khí methane”, phó giáo sư Sawyer Fuller, một thành viên trong nhóm phát triển Robofly cho biết.
PGS Sawyer Fuller cũng tiết lộ, các nhà khoa học đang phát triển tiếp để RoboFly có hệ thống cảm biến tiên tiến hơn giúp nó có thể tự điều hướng đường bay của mình dễ dàng hơn.
Hiện tại, các nhà khoa học vẫn sẽ tiếp tục hoàn thiện RoboFly để sớm đưa loại robot này được ứng dụng vào cuộc sống. Kích thước nhỏ, tính năng ưu việt và giá thành sản xuất rẻ hơn nhiều so với các loại máy bay không người lái giúp RoboFly có những ưu thế hơn so với các loại robot tí hon từng được phát triển.

Lốp vĩnh cửu của NASA: đi được trên mọi địa hình, chịu được độ lạnh -200 độ C
Không chỉ dành riêng cho sứ mệnh sao Hỏa, loại lốp này nhiều khả năng sẽ còn được sử dụng trên chính Trái đất.

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?
Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano
Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).

Nano trong một thế giới cực nhỏ
Khoa học và công nghệ nano (nanoscience and nanotechnology) là một bộ môn khảo sát, tìm hiểu đặc tính những vật chất cực nhỏ, để thao tác (manipulate), chồng chập những vật chất này, xây dựng vật thể to hơn.

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.
