Lò hạt nhân ở Fukushima đạt trạng thái ổn định
Nhật Bản hôm qua tuyên bố các lò phản ứng tại nhà máy điện hạt nhân bị ảnh hưởng bởi sóng thần đã đạt được tình trạng "tắt nguội", đánh dấu bước quan trọng trong cuộc khủng hoảng hạt nhân kéo dài 9 tháng nay.
>>> Chính thức đóng cửa nhà máy điện hạt nhân Fukushima
Hãng Jiji của Nhật đưa tin, Thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda phát biểu trong cuộc họp tổ công tác về hạt nhân cho biết các lò phản ứng bị tê liệt của nhà máy Fukushima "đã đạt đến trạng thái tắt nguội, đồng nghĩa với việc sự cố đã được kiểm soát".
Việc kiểm soát được các lò phản ứng gây rò rỉ phóng xạ vào nước biển và không khí đánh dấu thành công "bước hai" của Chính phủ Nhật trong nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng hạt nhân tồi tệ dấy lên từ tháng ba.
"Bước một" của công tác khắc phục hậu quả là làm mát các lò phản ứng và bể nhiên liệu, được tuyên bố thành công hồi tháng 7. "Bước hai" lần này là tiếp tục làm mát các lò phản ứng và các nhà máy có thể được coi là đã được kiểm soát.
Tình hình tại nhà máy điện hạt nhân bị hư hại Fukushima đã được kiểm soát.
Nhiệm vụ trọng tâm bây giờ sẽ là việc dừng hoạt động cho các bộ phận bị hư hỏng, được cảnh báo là sẽ mất hàng thập kỷ.
Chính phủ Nhật hi vọng việc tuyên bố khống chế được tình hình tại nhà máy Fukushima sẽ xoa dịu những ám ảnh của người dân về hậu quả của trận động đất và sóng thần khủng khiếp hồi tháng ba.
Tuy nhiên, Telegraph dẫn lời ông Takashi Sawada, phó chủ tịch Hiệp hội năng lượng nguyên tử quốc gia Nhật Bản, chuyên gia thuộc nhóm ủng hộ sản xuất năng lượng hạt nhân cho biết, ông lo lắng vì không thấy Chính phủ và Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) nói rõ liệu bốn lò phản ứng bị hư hại nay đã an toàn hay chưa.
"Nhưng tôi nghĩ là có thể nói là các lò phản ứng đã đạt đến tình trạng tương đối ổn định về làm mát", ông nói. Và ông cũng cho biết thêm lượng phóng xạ rò rỉ hiện nay là rất nhỏ so với hồi nhà máy mới bị tàn phá.
Còn ông Tetsunari Iida, giám đốc Viện chính sách năng lượng bền vững, một nhóm phản đối sản xuất năng lượng hạt nhân nói thuật ngữ "tắt nguội" và "ngừng hoạt động" đã bị hiểu sai nghĩa, ông lo lắng những thuật ngữ này sẽ làm cho mọi người nghĩ rằng mọi việc đã ổn.
"Việc ngừng hoạt động mà họ đang nói đến không phải là việc các bể nhiên liệu được loại bỏ, các nhà máy được tháo dỡ như việc ngừng hoạt động mà chúng ta thường nghĩ đến. Việc này cần ít nhất là 40 năm hoặc có thể mất nhiều thời gian hơn nữa", Iida nói.
Cuộc khủng hoảng hạt nhân được báo cáo là không gây ra thiệt hại trực tiếp nào về người nhưng hàng chục nghìn người dân sống xung quanh nhà máy đã phải sơ tán để tránh ảnh hưởng của phóng xạ. Những khu rừng quanh khu vực nhà máy cũng bị ô nhiễm phóng xạ làm uy tín của ngành năng lượng hạt nhân vốn chiếm 1/3 sản lượng điện năng của Nhật đã bị sụt giảm nặng nề.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.
