Lỗ mây giống hai chiếc đĩa bay trên bầu trời Anh

Hai lỗ mây lớn ở gần nhau giống như đĩa bay án ngữ trên bầu trời gây ngạc nhiên cho nhiều người dân Anh.

Những cư dân ở hạt Dorset, Anh, rất bất ngờ khi trông thấy đám mây lạ giống đĩa bay trên bầu trời phía trên West Bay, Dorset vào chiều hôm 25/10, Long Room đưa tin. Hiện tượng hiếm gặp này được gọi là lỗ mây (fallstreak hole), do máy bay gây ra và thường bị nhầm với phi thuyền ngoài hành tinh.

Lỗ mây giống hai chiếc đĩa bay trên bầu trời Anh
Hai lỗ mây lớn trên bầu trời ở hạt Dorset, Anh. (Ảnh: SWNS).

Len Copeland, nhiếp ảnh gia 55 tuổi, chụp loạt ảnh lỗ mây khi bắt gặp mọi người xung quanh giơ điện thoại lên trời. "Có hai đám mây UFO hình tròn. Cảnh tượng thực sự kỳ lạ. Một trong hai đám mây tan biến, sau đó Mặt Trời xuất hiện đằng sau. Không ai biết chúng là gì", Copeland nói.

Một phát ngôn viên của Cơ quan Khí tượng Anh, nhận định hiện tượng xảy ra là lỗ mây. Đặc trưng của lỗ mây là một khoảng trời hình tròn bao quanh bởi những đám mây mỏng. Đôi khi, lỗ mây có thể trải rộng 50 km trong vòng một tiếng sau khi xuất hiện.

Lỗ mây ra đời khi nhiệt độ nước trong mây thấp hơn điểm đóng băng, nhưng nước chưa đóng băng do thiếu các hạt mầm băng. Khi hạt mầm băng hình thành nhanh chóng, nó gây ra hiệu ứng dây chuyền khi giọt nước liên kết với tinh thể. Chúng trở nên nặng hơn và bắt đầu rơi đột ngột, tạo ra một lỗ lớn trong đám mây.


Cảnh quay chậm lỗ mây. (Video: Vimeo).

Những đám mây mỏng xuất hiện quanh lỗ mây là các hạt nước đang rơi. Những chiếc máy bay bay ngang qua được cho là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng lỗ mây. Sự sụt giảm áp suất do cánh hoặc động cơ đẩy của máy bay gây ra làm lạnh nhanh không khí. Cầu vồng đôi khi đi kèm với lỗ mây do ánh sáng bị khúc xạ từ những giọt nước.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến. Điều này đồng nghĩa với việc tần số và năng lượng của ánh sáng tím là cao nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 13/06/2018
Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Nước biển được giữ lại trên Trái đất là nhờ lực hấp dẫn, Mặt trăng và Mặt trời cũng có lực hấp dẫn đối với trái đất. Đặc biệt, Mặt trăng hút một khối lượng nước trên bề mặt đại dương.

Đăng ngày: 25/03/2018
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 25/03/2018
Dự báo thời tiết 3 ngày tới

Dự báo thời tiết 3 ngày tới

Dưới đây là dự báo thời tiết khu vực Hà Nội từ ngày 25/10-27/10/2017 của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, mời các bạn cùng tham khảo.

Đăng ngày: 25/10/2017
Sét dị hình đỏ rực giống sứa biển trên bầu trời Mỹ

Sét dị hình đỏ rực giống sứa biển trên bầu trời Mỹ

Những vệt sáng đỏ xuất hiện trong cơn giông kèm sấm sét ở Oklahoma, Mỹ được một người quay phim ghi lại.

Đăng ngày: 24/10/2017
Đón không khí lạnh bổ sung, Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ trời dịu mát

Đón không khí lạnh bổ sung, Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ trời dịu mát

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cho biết, ngày 23/10, các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có không khí lạnh bổ sung nhưng cường độ yếu nên thời tiết khá mát mẻ.

Đăng ngày: 23/10/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News