Loài bướm giả dạng hổ mang dọa kẻ thù khiếp vía

Các nhà khoa học đặc biệt thích thú với loài bướm độc đáo này. Chúng đã tận dụng triệt để những hoa văn và màu sắc trên viền cánh trông giống đầu một con rắn mang bành để tránh sự tấn công của kẻ thù.

>>> Choáng ngợp cảnh tượng hàng tỷ bướm vua di cư

Điều thú vị trong cơ chế tự vệ của bướm Atlas là ngay khi gặp nguy hiểm, chúng tự gieo mình xuống mặt đất và xòe đôi cánh lớn của mình ra. Động tác này không khác gì một con rắn mang bành đang di chuyển đầu và cổ mỗi khi chuẩn bị bắt mồi. Nhờ đó, kẻ thù của bướm Atlas nhiều lần phải bỏ cuộc vì sợ hãi.

Loài bướm giả dạng hổ mang dọa kẻ thù khiếp vía

Bướm Atlas được tìm thấy chủ yếu ở những khu rừng nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc Đông Nam Á. Viền cánh bướm Atlas và cách hành động của chúng giống rắn tới nỗi trong tiếng Trung Hoa, tên gọi bướm Atlas đồng nghĩa với bướm đầu rắn.

Bướm Atlas còn nổi tiếng là loài bướm có sải cánh lớn nhất thế giới. Sải cánh của một con bướm cái có thể đạt 30cm, bao phủ một diện tích 400cm2.

Loài bướm giả dạng hổ mang dọa kẻ thù khiếp vía

Kén của loài bướm Atlas bền và chắc tới nỗi tại Đài Loan, người ta đã sử dụng kén của chúng làm ra nhiều sản phẩm hữu dụng, trong đó có cả những chiếc ví. 

Mặc dù sở hữu kích thước to lớn nhưng bướm Atlas lại không có miệng. Một khi đã rời khỏi kén, chúng tồn tại nhờ lượng mỡ dự trữ trong giai đoạn ấu trùng. Đó cũng có thể là lý do khiến bướm Atlas có vòng đời rất ngắn. Chúng ở trong kén khoảng 1 tháng và sau đó thoát xác thành những sinh vật xinh đẹp tuyệt vời nhưng chỉ sống được trong vòng 1 hoặc 2 tuần.

Tiêu đề đã được khoahoc.news đổi lại.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Bơ khổng lồ có kích thước lớn gấp 5 quả bơ thường này đang được bán đắt hàng tại Australia, dù có giá tới 12 USD (hơn 270.000 đồng) một quả.

Đăng ngày: 23/07/2018
Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Cuối thế kỉ 19, nhân loại lần đầu tiên khám phá ra một dạng sống mới có tên virus. Từ đó đến nay, những thực thể nhỏ bé này đã đưa chúng ta hết từ bất ngờ này sang bất ngờ khác, bởi chẳng con nào giống con nào.

Đăng ngày: 22/07/2018
Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Theo FDA, vi khuẩn Vibrio thường gây ra các triệu chứng tiêu hóa như tiêu chảy, nôn mửa và đau bụng.

Đăng ngày: 21/07/2018
Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Các nhà khoa học của Viện Sinh học nhiệt đới thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vừa phát hiện ra 2 loài hoa lan mới, có vẻ đẹp khá độc đáo.

Đăng ngày: 20/07/2018
Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây được nhắc đến chính là cây Kiri, một loài thực vật bản địa của Nhật Bản.

Đăng ngày: 19/07/2018
Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Dâm bụt là loài cây dễ sống, thường được trồng làm hàng rào và cho hoa màu đỏ thắm khá đẹp.

Đăng ngày: 19/07/2018
Điều không ngờ về loài xương rồng dị dạng, trị giá hàng tỷ đồng

Điều không ngờ về loài xương rồng dị dạng, trị giá hàng tỷ đồng

Cây xương rồng dị dạng nhưng có giá trị tới hàng tỷ đồng này là giống cây hiếm Haageocereus tenuis, dự kiến sẽ bị tuyệt chủng vào năm 2024.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News