Loài cá heo có thể phát ra hàng trăm tiếng kêu khác nhau
Nghiên cứu mới cho thấy loài cá heo sông Araguaia có hệ thống âm thanh giao tiếp rất đa dạng và phức tạp.
Cá heo sông Araguaia, loài bản địa quý hiếm của Brazil từ lâu được cho là những sinh vật thích sống đơn độc và không có khả năng giao tiếp phức tạp do cấu trúc xã hội của chúng không đòi hỏi điều đó. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học thuộc Đại học Vermont, loài động vật đầy bí ẩn này có thể phát ra hàng trăm âm thanh khác nhau cho mục đích giao tiếp.
Cá heo sông Araguaia có thể phát ra hàng trăm âm thanh khác nhau cho mục đích giao tiếp.
"Chúng có khả năng tương tác xã hội cao và tạo ra nhiều âm thanh hơn so với những gì chúng ta nghĩ trước đây. Tiếng kêu của chúng rất đa dạng", Laura May Collado, nhà sinh vật học tại Đại học Vermont cho biết.
Các nhà khoa học đến nay mới biết rất ít thông tin về cá heo sông Araguaia do rất khó bắt gặp cũng như tiếp cận chúng trong tự nhiên. Số lượng loài ước tính không vượt quá 1.500 cá thể. Do đó, những nghiên cứu về chúng vẫn còn hạn chế.
May mắn thay, nhóm nghiên đã tìm thấy một chợ cá ở thị trấn Mocajuba, nơi cá heo sông Araguaia thường xuyên ghé thăm vì được người dân cho ăn. Họ sử dụng máy quay và thiết bị thu âm dưới nước để theo dõi sự tương tác giữa chúng.
Kết quả thu được nằm ngoài mong đợi khi chỉ trong 20 tiếng ghi âm, các nhà khoa học đã xác định được 237 tiếng kêu khác nhau được cá heo sông Araguaia dùng để giao tiếp. Nhóm nghiên cứu tin rằng hệ thống âm thanh của chúng thậm chí còn đa dạng hơn những gì được ghi lại.
Phần lớn tiếng kêu của cá heo sông Araguaia là những cuộc gọi ngắn, dùng để liên lạc trong khoảng cách gần. Trong khi đó, những tiếng kêu dài xuất hiện không thường xuyên và có thể được sử dụng để duy trì khoảng cách giữa các thành viên trong nhóm.
Cá heo sông Araguaia (Inia araguaiaensis) chỉ được công nhận là một loài mới từ năm 2014, phân biệt với họ hàng gần gũi của chúng là cá heo sông Bolivian và cá heo sông Amazon. Loài này sinh sống chủ yếu ở lưu vực Araguaia - Tocantins của Brazil.

5 câu chuyện chứng minh "hậu môn" có thể là thứ kỳ quặc nhất thế giới động vật
Có bao giờ bạn tưởng tượng một ngày bạn không còn... hậu môn nữa? Chắc là kinh khủng lắm. Nhưng nhìn vào những loài sinh vật dưới đây thì sự kinh khủng ấy còn hơn nhiều.

Khoảnh khắc hiếm: Voi hắt xì hơi khiến nhiều người thích thú
Một du khách có tên Tapan Sheth khi đi thăm thú tại Vườn Quốc gia Amboseli ở Kenya đã vô tình ghi lại được khoảnh khắc hiếm hoi khi chú voi tại khu vực này hắt xì hơi.

Kỳ diệu: Não lợn chết 4 tiếng được làm cho sống lại
Các nhà nghiên cứu tuyên bố đã khôi phục được chức năng cho não của một con lợn chết được 4 tiếng, hứa hẹn đem đến nhiều giải pháp mới cho con người.

"Nỗi khổ" của động vật sau khi ngủ đông
Nhiều động vật, nhất là những loài ở xứ lạnh, bắt buộc phải ngủ đông để sống sót qua giai đoạn thời tiết khắc nghiệt. Mùa xuân đến, chúng tỉnh dậy, và một lần nữa phải thay đổi lối sống.

Sinh vật kỳ dị không có cả mồm lẫn... hậu môn, vậy mà tồn tại được hơn 500 triệu năm
Cơ chế nào giúp con giun này sống sót được như vậy? Đó là điều đã làm các nhà khoa học phải ngạc nhiên.

Thành viên còn lại của cặp cá vàng "thọ nhất Anh Quốc" vừa mất, thọ 44 tuổi
Kể từ khi được rinh về như một giải thưởng tại lễ hội năm 1974, cặp cá vàng "George" và 'Fred" đã sống cả một cuộc đời an yên dài hơn 4 thập kỉ, thậm chí còn được mang danh hiệu "cá vàng già nhất nước Anh".
