Loài cá kỳ quái dưới biển sâu gần 1.000m dạt vào bờ

Một loài cá kỳ lạ sống dưới biển sâu dạt vào bờ biển Newport, Mỹ tuần trước với tình trạng gần như hoàn hảo khiến nhiều chuyên gia ngạc nhiên.

Một người đàn ông bất ngờ phát hiện xác con cá cần câu miệng rộng gần nửa mét, tình trạng gần như nguyên vẹn trong khi đang đi dọc bờ cát của Công viên Tiểu bang Crystal Cove ngày 7/5, LA Times đưa tin.

Việc nhìn thấy loài cá này là rất hy hữu vì chúng thường sống ở độ sâu hơn 900m so với mặt nước biển.

Loài cá kỳ quái dưới biển sâu gần 1.000m dạt vào bờ
Bãi cát nơi "cá biển sâu kỳ lạ" được tìm thấy tại Mỹ ngày 7/5. (Ảnh: LA Times).

Jessica Roame, điều phối viên giáo dục tại dịch vụ câu cá thể thao và ngắm cá voi Davey’s Locker, cho biết: “Loài cá này ở quá sâu nên không nhiều người có thể nhìn thấy hoặc nghiên cứu chúng. Chắc hẳn đã có nhiều yếu tố cùng lúc xảy ra khiến con cá nổi lên và dạt vào bãi cát địa phương của bờ biển California. Chúng tôi tìm hiểu sự việc”.

Loài cá kỳ quái dưới biển sâu gần 1.000m dạt vào bờ
Xác cá cần câu được tìm thấy có miệng rộng gần nửa mét, tình trạng gần như hoàn hảo. (Ảnh: LA Times).

Cá cần câu (hay còn gọi là cá bóng đá Thái Bình Dương) có ánh sáng phát quang ở chiếc “que" trên đầu, dùng để thu hút con mồi.

Những người từng xem phim hoạt hình “Đi tìm Nemo”, có thể nhận ra cá cần câu. Chúng chính là loài cá dụ Dory và Marlin đuổi theo bằng ánh sáng.

“Cách nhử mồi của loài cá này rất công phu, phức tạp, khá dễ dàng nhận biết so với cá khác”, ông Bill Ludt, trợ lý quản lý tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên hạt Los Angeles, cho biết.

Ông Ludt cho rằng cá cần câu không thuộc danh sách loài quý hiếm, nhưng việc nó dạt vào bờ với tình trạng gần như nguyên vẹn là điều cực kỳ hiếm thấy.

“Việc cá biển sâu dạt vào bờ không thường xuyên xảy ra, đặc biệt là trong tình trạng tốt như vậy”, ông Ludt nói.

Ông John Ugoretz của Cục Cá và Động vật hoang dã California, cho biết con cá đã được giữ đông lạnh và giới chức trách tiểu bang đang sắp xếp chỗ để bảo quản con vật.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Nghiên cứu đầu tiên chứng minh cá mập cảm nhận từ trường để định hướng

Nghiên cứu đầu tiên chứng minh cá mập cảm nhận từ trường để định hướng

Các nhà khoa học tin rằng cá mập, cũng giống như rùa biển và một số loài động vật dưới nước, có thể xác định vị trí và tự định hướng dựa trên từ trường mà chúng cảm nhận được ở dưới lòng đại dương.

Đăng ngày: 11/05/2021
Tôm hùm siêu hiếm

Tôm hùm siêu hiếm "lạc" vào lô nguyên liệu của nhà hàng

Một con tôm hùm calico hiếm gặp - cơ may tìm thấy một cá thể sống chỉ vào khoảng 1/30 triệu - được phát hiện trong lô nguyên liệu của chuỗi nhà hàng Red Lobster tại Virginia, Mỹ.

Đăng ngày: 11/05/2021
Phát hiện gây choáng váng: Biển Đỏ đang nở to ra, Trái đất có thêm đại dương mới

Phát hiện gây choáng váng: Biển Đỏ đang nở to ra, Trái đất có thêm đại dương mới

Trên bản đồ thế giới, biển Đỏ (hay còn gọi là Hồng Hải) dài 2.250 km, nhưng chỉ rộng 355 km ở điểm rộng nhất.

Đăng ngày: 06/05/2021
Xác cá voi xanh 18m dạt bị tàu biển đâm chết dạt vào bờ

Xác cá voi xanh 18m dạt bị tàu biển đâm chết dạt vào bờ

Xác của con cá voi xanh khổng lồ dạt vào một bãi biển ở vịnh Walvis hôm 27/4, đánh dấu lần đầu tiên loài vật này xuất hiện trong khu vực.

Đăng ngày: 06/05/2021
Giải mã những đường mòn màu nâu kỳ quái ở Bắc Cực

Giải mã những đường mòn màu nâu kỳ quái ở Bắc Cực

Các nhà khoa học từ lâu đã cho rằng loài động vật này tạo thành những bộ xương dày đặc, nhưng xốp. Chúng ít vận động và hầu như không có khả năng di chuyển.

Đăng ngày: 03/05/2021
Phát hiện 27.000 vật thể bí ẩn, nghi chứa hóa chất độc hại dưới đáy biển sâu

Phát hiện 27.000 vật thể bí ẩn, nghi chứa hóa chất độc hại dưới đáy biển sâu

Các nhà khoa học tìm thấy 27.000 thùng nghi chứa hóa chất DTT ở dưới đáy biển sâu 19,3 km ngoài khơi Nam California.

Đăng ngày: 02/05/2021
Nhà nghiên cứu ghi được hình mực khổng lồ dài 13m

Nhà nghiên cứu ghi được hình mực khổng lồ dài 13m

Các chuyên gia phải sử dụng một loại đèn đặt biệt và mồi nhử mô phỏng con mồi để tiếp cận loài mực ẩn nấp dưới biển sâu.

Đăng ngày: 01/05/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News