Loài cá mập đầu tiên trong lịch sử biết... ăn chay mà vẫn sống khỏe mạnh

Cá mập vốn được biết đến là những tay săn mồi lão luyện, và dĩ nhiên là chúng ăn thịt. Ít nhất thì đó cũng là những gì mà khoa học và cả nhân loại biết về chúng.

Thế như, đại dương lại có quá nhiều bất ngờ. Khoa học mới đây đã chính thức xác nhận rằng một trong những con cá mập săn mồi kinh điển nhất thế giới thực chất lại là loài ăn tạp. Có nghĩa, chúng có thể vừa ăn thịt, vừa ăn chay hoàn toàn mà vẫn sống tốt, sống khỏe.

Nhân vật chính của chúng ta là loài cá mập miệng bản lề - Bonnethead shark, với tên khoa học là Sphyrna tiburo. Đây là một loài cá mập nhỏ thuộc họ cá mập đầu búa, thường sinh sống ở các vùng nước tại Hoa Kỳ.


Đây là một loài cá mập nhỏ thuộc họ cá mập đầu búa.

Khoảng 1 thập kỷ gần đây, khoa học đã có những báo cáo rằng loài cá mập này dường như đã ăn khá nhiều rong biển, bởi khám nghiệm dạ dày cho thấy ít nhất 62% thành phần là thực vật. Tuy nhiên, phần lớn thời gian khoa học đều tin rằng chúng đã nuốt nhầm thôi, bởi con mồi của lũ cá mập này chủ yếu là cua, mực và một số loài vật không xương sống cỡ nhỏ khác hay lẩn trốn trong rong tảo.

Mãi đến đầu năm 2018, có một nghiên cứu đặt ra giả thuyết rằng loài cá này thực sự có thể ăn chay, nhưng chưa thể kết luận quá nhiều điều. Và đến nay, chúng ta đã có câu trả lời rồi.

"Trước kia, nhiều người cho rằng lũ cá ăn rong rêu là vì nhầm lẫn, bởi cơ thể chúng không được thiết kế để dung nạp dinh dưỡng từ thực vật" - trích lời Samantha Leigh, chuyên gia sinh học tiến hóa từ ĐH California, Irvine.


Khi khám nghiệm dạ dày cá mập cho thấy, ít nhất 62% thành phần là thực vật.

Cá mập đầu búa luôn là những kẻ săn mồi lão luyện, nhưng họ hàng của nó lại có thể ăn rau để sống.

"Tôi muốn tìm hiểm xem lũ cá mập có thể ăn tiêu hóa được bao nhiêu rong biển, bởi không phải ăn cái gì cũng có thể tiêu hóa được số dinh dưỡng ở bên trong, nhất là với động vật".

Để biết được cá mập miệng bản lề có thực sự là loài ăn tạp, các chuyên gia đã tiến hành trồng một lượng rong biển từ Vịnh Florida trong phòng thí nghiệm. Dĩ nhiên đây cũng không phải rong thường, mà là loại đã được chỉnh sửa một chút để mang một số hóa chất chỉ thị đặc biệt và không thể nhầm lẫn.

Tiếp theo, họ thí nghiệm trên 5 con cá mập. Chúng được chuyển sang chế độ ăn 90% là rong biển, 10% là mực nhỏ. Sau 3 tuần, tất cả số cá mập này đều... tăng cân.

Đây vẫn chưa phải bằng chứng thuyết phục, nên các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm xem lượng rong chúng tiêu thụ là bao nhiêu, và thành phần trong phân của chúng.

Sau rất nhiều xét nghiệm, họ đã tìm ra dấu vết của các hóa chất chỉ thị bên trong máu và gan của cá mập. Điều này có nghĩa rằng, lũ cá thực sự đã hấp thụ được dinh dưỡng trong rong biển. Kết quả này đã khiến tất cả đều ngạc nhiên, ngay cả tác giả nghiên cứu.

"Trong dạ dày của cá mập có nhiều loại enzyme, cho phép chúng tiêu hóa được thức ăn" - Leigh cho biết.

"Từng loại enzyme sẽ chịu trách nhiệm tiêu hóa lượng thực phẩm khác nhau. Trong đó, ruột của loài vật này có chứa enzyme mang tên β-glucosidase hàm lượng cao, với khả năng phân giải cellulose có trong thực vật một cách cực kỳ hiệu quả".


Cá mập hoàn toàn có thể chuyển sang ăn chay mà vẫn sống sót được.

Đây có thể nói là nghiên cứu cuối cùng, góp phần xác nhận rằng cá mập cũng có thể ăn chay.

"Lũ cá mập hoàn toàn có thể chuyển sang ăn chay mà vẫn sống sót được, chứng tỏ rằng chúng là loài ăn tạp".

"Đây là loài cá mập duy nhất từ trước đến nay được xác nhận có khả năng ấy".

Theo Leigh, cô đưa ra kết luận rằng vai trò của cá mập miệng bản lề đối với đời sống thủy sinh cần phải được đánh giá lại, vì chúng không chỉ đơn giản là một loài săn mồi như những gì khoa học đang nhầm tưởng.

Hơn nữa, việc xác nhận cá mập là loài ăn tạp cũng góp phần đáng kể trong công cuộc bảo tồn chúng. Đơn giản là vì rong biển là một trong những loài thực vật phổ biến nhất dưới lòng đại dương hiện nay.

Nghiên cứu được công bố trên Kỷ yếu của hội Hoàng gia B.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?

Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.

Đăng ngày: 23/02/2025
Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C

Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

Đăng ngày: 16/02/2025
Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn

Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn

Ông Andy Hales (55 tuổi), một doanh nhân ở Birmingham (Anh), đã câu được một con cá mập trắng khổng lồ nặng gần 2 tấn ở ngoài khơi Nam Phi.

Đăng ngày: 06/02/2025
Kẻ bá chủ thực sự của đại dương

Kẻ bá chủ thực sự của đại dương

Mối quan hệ giữa kẻ săn mồi và con mồi luôn mật thiết với nhau, nếu thiếu một thì kẻ kia cũng không thể tồn tại. Cá mập dường như đang thực hiện sứ mệnh loại bỏ những cá thể yếu kém ra khỏi bầy đàn, tạo điều kiện cho những cá thể còn lại phát triển tốt hơn.

Đăng ngày: 31/01/2025
Những sự thật về con hà khiến ai cũng choáng váng

Những sự thật về con hà khiến ai cũng choáng váng

Ăn bám, phá hoại, siêu chảnh, nhưng rất tốt cho sinh lý nam giới... Đó là những sự thật về con hà mà không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 18/01/2025
Loài cá

Loài cá "yêu" ầm ĩ đến mức… làm cá heo bị điếc

Mỗi mùa xuân, loài cá này sẽ tập trung ở khu vực đồng bằng sông Colorado, phía Bắc Vịnh Mexico và đồng loạt cất tiếng gọi bạn tình.

Đăng ngày: 16/01/2025
Khám phá bí mật về bạch tuộc - Loài

Khám phá bí mật về bạch tuộc - Loài "quái vật" biển cả

Bạch tuộc là động vật rất thông minh, có thể là thông minh hơn bất kỳ một động vật thân mềm nào.

Đăng ngày: 14/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News