Loài cá mập nhanh nhất thế giới đang lâm nguy

Số lượng cá mập mako tại Bắc Đại Tây Dương đang ở mức báo động do bị đánh bắt quá mức. EU và Mỹ bị chỉ trích khi phản đối các kế hoạch bảo vệ loài này.

Trong tuần qua (16/11-22/11), các quốc gia đánh bắt cá tại Đại Tây Dương đã có nhiều cuộc đàm phán về vấn đề bảo tồn các loài nguy cấp.

Theo cập nhật của Project Aware, một tổ chức bảo vệ đại dương phi lợi nhuận, vào ngày 17/11, các nhà bảo tồn cáo buộc Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ phản đối các kế hoạch khẩn cấp nhằm bảo vệ loài cá mập mako vây ngắn. Các cuộc đàm phán sẽ còn kéo dài thêm vài tuần nữa, Project Aware cho biết.

Cá mako bị săn bắt quá mức

Theo Guardian, cá mập mako vây ngắn được mệnh danh là loài cá mập nhanh nhất thế giới. Tốc độ bơi của chúng có thể đạt tới hơn 69 km/h. Chính sức mạnh và tốc độ đáng nể của loài này đã biến chúng trở thành mục tiêu chinh phục của dân câu cá thể thao, đặc biệt là ở Mỹ.

Ngoài ra, thịt và vây của chúng cũng có giá trị thương mại cao. Những điều này đã khiến cá mako bị săn bắt quá mức trên toàn cầu, và đặc biệt nguy cấp tại Bắc Đại Tây Dương.

Loài cá mập nhanh nhất thế giới đang lâm nguy
Số lượng cá mập mako vây ngắn đang suy giảm đến mức báo động. Các nhà khoa học dự đoán phải mất 50 năm không bị đánh bắt thì số lượng loài này mới phục hồi. (Ảnh: Nature Picture Library).

Theo các nhà khoa học tại Ủy ban Bảo tồn Cá ngừ Đại Tây Dương (International Commission for the Conservation of Atlantic Tunas - ICCAT), ngay cả khi cá mập mako vây ngắn không bị đánh bắt nữa, vẫn cần khoảng 50 năm thì số lượng loài này mới có thể phục hồi.

Phần lớn cá mako bị đánh bắt ở Bắc Đại Tây Dương trong năm 2019 là do các tàu đánh cá của EU, chủ yếu đến từ Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Morocco. Hầu hết chúng đều bị đánh bắt vô tình khi vướng phải lưới đánh bắt các loài khác.

Nguy cấp

Năm 2019, sau khi EU đồng bảo trợ một đề xuất, nhiều quốc gia đã bỏ phiếu ủng hộ việc điều chỉnh việc buôn bán các loài nguy cấp theo công ước về buôn bán quốc tế các loài nguy cấp (Convention on International Trade in Endangered Species). Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có lệnh cấm dứt khoát nào được ban bố.

Trong thời gian đàm phán, vương quốc Anh - với tư cách là một thành viên độc lập của ICCAT, không thuộc khối EU - đã ủng hộ đề xuất của Canada về một lệnh cấm triệt để. Anh cũng cho biết họ rất thất vọng vì đã không đạt được một thỏa thuận nào trong năm 2019.

Tuy nhiên, EU và Mỹ đã từ chối ủng hộ lệnh cấm. Họ cho rằng lệnh cấm sẽ không giúp giảm tỷ lệ đánh bắt nhầm đối với cá mako. Cả EU và Mỹ đều đưa ra những đề xuất riêng cho phép ngư dân được đánh bắt cá mako trong một số trường hợp nhất định.

Do thiếu sự đồng thuận giữa các quốc gia, chủ tịch ủy ban ICCAT cho biết ông không có lựa chọn nào khác ngoài cách hoãn việc đưa ra quyết định về vấn đề khai thác cá mako cho đến tháng 7/2021.

Ali Hood, giám đốc bộ phận bảo tồn của Shark Trust cho biết: “Sự suy giảm cá mako ở Bắc Đại Tây Dương là một trong những cuộc khủng hoảng bảo tồn cá mập cấp bách nhất trên thế giới. Thế mà EU và Mỹ lại đặt lợi ích của việc đánh bắt cá ngắn hạn lên trên hết. Họ đã phá hỏng cơ hội vàng để thống nhất một biện pháp khắc phục rõ ràng và đơn giản”.

Loài cá mập nhanh nhất thế giới đang lâm nguy
Một con cá mập mako vây ngắn bị mắc câu trong một giải đấu câu cá ở Massachusetts, Mỹ. (Ảnh: Getty).

Grantly Galland, một quan chức hoạt động trong lĩnh vực thủy sản của tổ chức Pew Charity Trusts, nhận xét rằng sự chậm trễ trong việc áp dụng lệnh cấm sẽ đẩy nhanh sự suy giảm của loài cá vốn đã nguy cấp.

“Với mức độ đánh bắt như hiện tại, trong vòng một năm nữa, quần thể cá mako ở Bắc Đại Tây Dương sẽ ở trong tình trạng nguy cấp hơn”, ông Galland nói rõ.

Năm ngoái, các nhà khoa học đã cảnh báo rằng số lượng cá thể cá mập mako vây ngắn đang suy giảm nhanh hơn dự đoán. Họ khuyến nghị giảm mức đánh bắt cho phép ở Bắc Đại Tây Dương từ 3.000 tấn xuống còn 300 tấn mỗi năm, nhằm phục hồi loài này.

Ian Campbell, phó giám đốc phụ trách các vấn đề chính sách của Project Aware, cho biết: “Tôi rất đau lòng khi chứng kiến Mỹ, từ một quốc gia đi đầu trong việc bảo tồn cá mập toàn cầu, trở thành trở ngại chính yếu đối với các biện pháp khoa học mang tầm quốc tế nhằm bảo vệ loài cá mako nguy cấp”.

Ông kêu gọi chính quyền mới của ông Joe Biden và bà Kamala Harris sẽ khôi phục cam kết của Mỹ đối với các sinh vật biển dễ bị tổn thương.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Đáy sâu nhất đại dương quay từ tàu ngầm Trung Quốc

Đáy sâu nhất đại dương quay từ tàu ngầm Trung Quốc

Trung Quốc phát trực tiếp cảnh quay từ tàu ngầm lặn sâu Fendouzhe đỗ ở đáy rãnh Mariana hôm 20/11.

Đăng ngày: 24/11/2020
Cá bơn bám theo cua hộp để rình mồi

Cá bơn bám theo cua hộp để rình mồi

Các nhà nghiên cứu phát hiện một số loài cá biển như cá bơn và cá razorfish lợi dụng cua hộp để kiếm bữa ăn dễ dàng.

Đăng ngày: 17/11/2020
Trung Quốc tìm thấy tảng đá mang nguồn gốc của sự sống

Trung Quốc tìm thấy tảng đá mang nguồn gốc của sự sống

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc tìm thấy một số hợp chất hữu cơ trong một tảng đá tại vùng biển sâu, có thể làm sáng tỏ nguồn gốc sự sống các sinh vật trên Trái đất.

Đăng ngày: 17/11/2020
Tàu lặn Trung Quốc lập kỷ lục đưa người xuống đáy vực sâu nhất Trái đất

Tàu lặn Trung Quốc lập kỷ lục đưa người xuống đáy vực sâu nhất Trái đất

Một tàu lặn Trung Quốc đem theo 3 nhà nghiên cứu, đã chạm gần tới đáy của khe vực Mariana, khe vực sâu nhất Trái đất, ở độ sâu 10.909 mét, theo truyền thông nhà nước Trung Quốc.

Đăng ngày: 13/11/2020
Sinh vật khó nắm bắt nhất trong tự nhiên bất ngờ lọt vào ống kính máy quay

Sinh vật khó nắm bắt nhất trong tự nhiên bất ngờ lọt vào ống kính máy quay

Các nhà thám hiểm từ tổ chức khoa học CSIRO lần đầu tiên quan sát thấy loài mực tay dài bí ẩn ở vùng biển Australia.

Đăng ngày: 13/11/2020
Phát hiện núi san hô cao gấp rưỡi tháp Eiffel

Phát hiện núi san hô cao gấp rưỡi tháp Eiffel

Các nhà sinh vật học tìm thấy một núi san hô hình chóp khổng lồ ở Great Barrie Reef, ngoài khơi bờ biển Cape York của Australia.

Đăng ngày: 28/10/2020
Clip: Xem bạch tuộc cái ấp nở hàng trăm quả trứng

Clip: Xem bạch tuộc cái ấp nở hàng trăm quả trứng

Sau khi đẻ trứng, bạch tuộc cái sẽ ở với trứng của nó cho đến khi con non cuối cùng nở ra.

Đăng ngày: 27/10/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News