Loài cá nhanh như tia chớp khiến giới khoa học choáng váng
Tuy bề ngoài thô kệch, xấu xí, loài cá ếch lại nhanh như chớp khi chỉ tốn 1/6.000 của 1 giây để đớp con mồi.
Từ thời tiền sử, con người nghĩ ra cách chế tạo những thứ vũ khí có thể hạ con mồi từ khoảng cách xa như lao, cung tên. Về sau, khoa học kỹ thuật phát triển, các loại vũ khí thô sơ được thay thế bằng loại có tầm sát thương xa hơn, mạnh hơn như súng trường.
Giới quân sự thì đang nghiên cứu các loại vũ khí không sát thương dùng sóng siêu âm. Nhưng thật ra, về vũ khí âm thanh, con người đã đi sau rất xa các loài động vật biển.
Cá heo, tôm súng đã biết dùng sóng siêu âm để "bắn" con mồi ở xa từ trước khi con người biết dùng cung tên.
Thậm chí, phát minh về thiết bị định vị thủy âm sonar dùng cho các tàu ngầm là từ các nghiên cứu về cá heo.
Về lực của của cú đấm, các võ sĩ quyền Anh chuyên nghiệp có lực đấm khoảng 350 kilogram-lực (kilogram-force). Nhưng con tôm tít bé xíu có thể nện một phát chùy có sức công phá tương đương một đầu đạn 5,5 mm (bằng cỡ đạn của súng trường tấn công AK-74 dùng đạn 5,45 mm).
Về phản xạ, con người phải mất 0,25 giây mới có thể có phản ứng với những gì mắt nhìn thấy; mất 0,17 giây đối với những kích ứng bằng âm thanh và 0,15 giây đối với những va chạm thể chất. Cứ tưởng thế là đã nhanh. Nhưng không, trong tất cả loài động vật trên Trái đất, không có loài nào có phản xạ nhanh như con cá ếch (frogfish).
Cá ếch có cú tấn công nhanh nhất thế giới động vật - (Ảnh: Wikipedia).
Con cá xù xì xấu xí này có cú đớp siêu nhanh, từ lúc nó ra đòn tấn công cho đến lúc con mồi nằm gọn trong miệng chỉ tốn có 1/6.000 của 1 giây. Một tốc độ nhanh như tia chớp!
Xem ra con người sẽ còn gặp phải lắm điều ngạc nhiên về những con vật nhỏ "nhưng có võ này".

Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc
Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những sát thủ đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người. Bên cạnh sự nguy hiểm đó chúng còn có những điều rất thú vị mà bạn không ngờ tới.

Những mối quan hệ hai bên cùng có lợi
Một mối quan hệ giữa hai cá thể (loài vật, cây, con người...) chỉ tồn tại được lâu dài nếu cả hai bên đều được lợi. Đó là quy luật cộng sinh.

Rùa biển đau đớn khi phải rút ống hút 12cm ra khỏi mũi
Đoạn clip quay lại toàn bộ quá trình rút chiếc ống hút nhựa găm chặt vào lỗ mũi chú rùa biển đã nhận được sự quan tâm lớn từ phía cộng đồng mạng ngay sau khi xuất hiện trên Youtube.

Những con vật kỳ lạ nhất ở Nam Cực
Nam Cực được biết đến là một trong những nơi lạnh nhất và có khí hậu khắc nghiệt nhất của Trái đất.

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?
Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C
Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.
