Loài cá sư tử cực độc đang xâm lấn Đại Tây Dương
Một trong những loài xâm lấn khét tiếng - cá sư tử, được biết đến với sự phàm ăn và có thể ăn các đối thủ cạnh tranh trong hệ sinh thái, được cho đang xâm lấn Đại Tây Dương.
Trước tình hình hiện tại, các nhà khoa học và các công ty khởi nghiệp đang chế tạo các phương pháp để bắt và tiêu diệt những kẻ xâm lược đói khát này.
"Thật sự rất khó để mô tả cách một con cá sư tử ăn bởi vì chúng làm điều đó trong tích tắc", Kristen Dahl, một nhà nghiên cứu tiến sĩ tại Đại học Florida nói. Cá sư tử sử dụng một loạt các chiến thuật phức tạp mà không có loài cá nào khác trên thế giới biết đến để sử dụng. Các cuộc tấn công xảy ra quá nhanh đến nỗi những con cá gần đó dường như không nhận thấy.
Cá sư tử cực độc đang có xu hướng xâm lấn khắp Đại Tây Dương.
Với màu sắc bắt mắt, cá sư tử khá phổ biến ở các hàng buôn bán cá cảnh. Trong hơn 25 năm qua, có vẻ như các chủ sở hữu cá cảnh đôi khi đã vứt cá sư tử không mong muốn có nguồn gốc từ khu vực Ấn Độ, Thái Bình Dương vào Đại Tây Dương, theo Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA).
Cá sư tử thực sự rất nhanh và mạnh, nhưng lợi thế lớn nhất của chúng là sự mới lạ. Cá ở Đại Tây Dương đơn giản là không biết chuyện gì đang xảy ra. Các nhà sinh vật học gọi hiện tượng này là “con mồi ngây thơ”.
Kể từ khi quần thể sinh sản đầu tiên được phát hiện ngoài khơi Bắc Carolina vào năm 2000, cá sư tử đã nhanh chóng vượt qua môi trường ven biển ở Đại Tây Dương, Vịnh Mexico và Biển Caribean.
"Chúng có dấu hiệu tăng nhanh trong năm 2004 dọc theo bờ biển Đại Tây Dương của nước Mỹ. Chúng tôi nhìn thấy cá sư tử nhanh chóng lan rộng khắp vùng biển Caribbean và sau đó là Vịnh Mexico”, Pam Schofield, nhà nghiên cứu sinh học nghề cá tại Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ cho biết.
Hiện tại, cá sư tử đã có các quần thể sinh sản ở vùng biển ven bờ Venezuela, khắp vùng duyên hải Caribbean và Vịnh Mexico.
Các báo cáo về việc nhìn thấy cá sư tử đã giảm dần kể từ đỉnh điểm năm 2010, nhưng điều đó có lẽ không phải do quần thể của chúng đã giảm vì cá sư tử rất phổ biến đến nỗi việc phát hiện ra một con không còn đáng chú ý.
Điều đáng lo ngại hơn đó là cá sư tử không dễ bị bắt khi sử dụng các kỹ thuật đánh bắt truyền thống, vì vậy một số nhóm nghiên cứu và công ty khởi nghiệp đang phát triển các công cụ mới để quản lý cuộc xâm lược của loài cá này.

Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc
Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những sát thủ đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người. Bên cạnh sự nguy hiểm đó chúng còn có những điều rất thú vị mà bạn không ngờ tới.

Những mối quan hệ hai bên cùng có lợi
Một mối quan hệ giữa hai cá thể (loài vật, cây, con người...) chỉ tồn tại được lâu dài nếu cả hai bên đều được lợi. Đó là quy luật cộng sinh.

Loài cá “vũ trang” như chiến binh độc đáo ở biển Đông
Những con cá quả thông "vũ trang" bản thân như những xe bọc thép hầm hố, là sinh vật gây thích thú có ở vùng biển Đông. Loài cá này yêu cầu ngặt nghèo về điều kiện sống.

Rùa biển đau đớn khi phải rút ống hút 12cm ra khỏi mũi
Đoạn clip quay lại toàn bộ quá trình rút chiếc ống hút nhựa găm chặt vào lỗ mũi chú rùa biển đã nhận được sự quan tâm lớn từ phía cộng đồng mạng ngay sau khi xuất hiện trên Youtube.

Những con vật kỳ lạ nhất ở Nam Cực
Nam Cực được biết đến là một trong những nơi lạnh nhất và có khí hậu khắc nghiệt nhất của Trái đất.

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?
Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.
