Loài cá trưởng thành đến tuổi sinh sản chỉ trong hai tuần
Đây là loài động vật có xương sống trưởng thành nhanh nhất trong phòng thí nghiệm, thậm chí trong môi trường tự nhiên, chúng còn phát triển nhanh hơn.
Một loài cá sinh sống ở các vũng nước mưa đã đánh bại kỉ lục của chính mình - trưởng thành về giới tính nhanh nhất từng biết đến trong số các loài động vật có xương sống.
Theo báo cáo của các nhà nghiên cứu trên Current Biology hôm 6/8, cá killi ngọc lam (tên khoa học là Nothobranchius furzeri) nở trứng sau những trận lụt không dự đoán trước ở Mozambique có thể phát triển từ cá bột đến cá trưởng thành sẵn sàng sinh sản trong 14 ngày. Trong môi trường phòng thí nghiệm dễ chịu, cá killi đã lớn nhanh hơn các loài động vật có xương sống khác, phát triển hoàn thiện trong 18 ngày.
Cá killi ngọc lam.
Đồng tác giả nghiên cứu Martin Reichard, một nhà sinh thái học tiến hóa tại Viện Khoa học Czech ở Brno cho biết, một số động vật có xương sống khác có tốc độ phát triển gần bằng cá killi, nhưng chúng đi đường tắt. Ví dụ, chuột nhà đôi khi trưởng thành trong khoảng thời gian từ 23 – 30 ngày. Nhưng chúng ra đời ở giai đoạn phát triển cao cấp hơn so với cá bột, Reichard cho biết, và có kích thích phát triển từ sữa mẹ. Và một loài cá bống “trưởng thành” trong 23 ngày nhờ phát triển tuyến sinh dục trên cơ thể ấu trùng.
Thăm dò quanh môi trường sống hoang mạc tự nhiên của cá killi mới biết loài cá này sở hữu một kỳ tích ấn tượng hơn nhiều. Cá bột có thể phát triển từ chỉ 5mm lên tới 54mm với các tuyến sinh dục hoạt động chỉ trong hai tuần. Khi các vũng nước mưa cạn nước, trứng được thụ tinh có thể sống sót mà không cần ấp trong nhiều tháng cho đến khi mưa trở lại.
Theo Reichard, loài cá này “không lãng phí thời gian vào bất kì việc gì”. “Việc giao phối không đòi hỏi thời gian tìm hiểu quá tỉ mỉ”. Con đực chỉ đơn giản duỗi vây ra, và nếu nó được chấp nhận, con cái sẽ đẻ một quả trứng trước khi bơi đi tìm bạn tình khác. Một con cái đẻ từ 20 – 100 quả trứng mỗi ngày, “thường là trước buổi trưa”.

Giới tính của thằn lằn phụ thuộc vào kích cỡ trứng
Trên tờ Current Biology ra ngày 4/6, một báo cáo cho biết vấn đề giới tính của thằn lằn con hoá ra phức tạp hơn nhiều so với những suy đoán trước đây của giới khoa học. Chí ít là đối với một loài thằn lằn, kích cỡ của trứng đóng vai trò quyết định trong chuyện này.

Những điều thú vị về loài cá sấu
Sở hữu thân mình giống những loài bò sát từng sống ở thời tiền sử, cá sấu mang trong mình sức mạnh tiềm ẩn từ thời cổ đại, giúp chúng trở thành vua trên các đầm lầy, sông nước khắp vùng nhiệt đới.

Loài chim nguy hiểm nhất thế giới được sách kỷ lục Guiness ghi nhận
Chim đà điểu đầu mèo Australia được sách kỷ lục Guiness ghi nhận là loài chim nguy hiểm nhất thế giới. Chúng sở hữu một chiếc móng sắc như dao và một lực đá mạnh nhất trong các loài.

Cá Hoàng đế - thảm họa môi trường mới ở hồ Trị An
Do nhu cầu kinh tế, một số người dân sống trong vùng lòng hồ Trị An (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) đã xây dựng ao thả một số loài cá bản địa và những thảm họa về môi trường bắt đầu xảy ra. Hiện thảm hoạ đáng kể nhất là từ loài cá Hoàng đế (ngư dân lò

Loài chim lạ xấu như sứ giả địa ngục: Mắt to như quỷ, mồm rộng như hố bom
Với tài ngụy trang hoàn hảo và ngoại hình xấu xí, chim potoo thường được gọi là "sứ giả địa ngục".

Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt
Thú mỏ vịt là một loài động vật có vú bán thủy sinh đặc hữu miền đông Úc, bao gồm cả Tasmania. Cùng với bốn loài thú lông nhím, nó là một trong năm loài thú đơn huyệt còn tồn tại.
