Loài cây chinh phục giá lạnh khắc nghiệt trên đỉnh Himalaya

Một nhóm nghiên cứu phát hiện 6 loài cây đệm ở độ cao 6.150 m trên dãy Himalaya với nhiều đặc điểm nhằm chống chọi thời tiết giá lạnh.

Loài cây chinh phục giá lạnh khắc nghiệt trên đỉnh Himalaya
Các loài cây đệm được phát hiện ở độ cao 6.150 m trên mực nước biển. (Ảnh: Jiri Dolezal).

Nhóm nghiên cứu do Jiri Dolezal, đến từ Viện Thực vật học thuộc Học viện Khoa học Cezch, phụ trách vừa phát hiện 6 loài cây đệm phát triển ở vùng đất sỏi đá trên núi Shukule II, phía tây dãy Himalaya, thuộc vùng Ladakh, Ấn Độ. Đây là lần đầu tiên thực vật có mạch được tìm thấy ở độ cao 6.150 m trên mực nước biển, New Scientist hôm 1/12 đưa tin.

Chúng đều phát triển khỏe mạnh, mang nhiều đặc điểm nhằm chống chọi mùa đông dài và thiếu nước. Mỗi cây nhỏ hơn một đồng xu, bên trong chứa chất chống đông có hàm lượng đường cao. Lá cây sắp xếp thành hình giống hoa hồng giúp chúng giữ không khí ấm.

Các loài cây đệm có rễ rất nhỏ, phần lớn mới xuất hiện tại khu vực này cách đây vài năm. Tuy nhiên, Dolezal phân tích được một đoạn rễ có 20 vòng sinh trưởng, chứng tỏ một số cây đã phát triển ở đây trong hai thập kỷ.

Thực vật trước đây thường gặp hạn chế khi phát triển ở độ cao lớn do chúng cần vùng đất mỗi năm có ít nhất 40 ngày không trải qua sương giá để phát triển. Tuy nhiên, do biến đổi khí hậu khiến nhiệt độ trên dãy Himalaya tăng lên, thực vật bắt đầu xuất hiện ở đây và các đỉnh núi khác trong khu vực. Chúng có thể phát triển từ các hạt giống được thổi đến vùng đất băng tan.

"Trên dãy Himalaya khô cằn có rất nhiều ngọn núi với những vùng rộng lớn không bị đóng băng. Thời gian không sương giá kéo dài hơn, đồng nghĩa với việc nhiều môi trường sống mới sẵn sàng để thực vật phát triển", Dolezal nói.

Theo ông, nhiệt độ trung bình vào mùa sinh trưởng ngắn ở đây đã tăng khoảng 6 độ C trong một thập kỷ qua. Vì thế, Dolezal tin rằng thực vật sẽ phát triển lên cao hơn trong tương lai.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện vi khuẩn hóa thạch 2,5 tỉ tuổi sống không cần oxy

Phát hiện vi khuẩn hóa thạch 2,5 tỉ tuổi sống không cần oxy

Sự sống trên Trái đất tồn tại được nhờ có oxy, nhưng thật ngạc nhiên khi cách đây vài tỉ năm, khi oxy còn chưa xuất hiện, đã có những mầm mống của vi khuẩn sinh sống.

Đăng ngày: 02/12/2016
Rừng sa mu di sản khổng lồ ở biên giới Việt - Lào

Rừng sa mu di sản khổng lồ ở biên giới Việt - Lào

56 cây sa mu dầu và 5 cây phay sừng tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt (huyện Quế Phong, Nghệ An) vừa được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam vinh danh là cây di sản. Trong số này có những gốc đường kính 3,7m, cao 60m.

Đăng ngày: 30/11/2016
Khám phá bất ngờ về cây tầm gửi

Khám phá bất ngờ về cây tầm gửi

Tầm gửi là các loài cây sống ký sinh trên các cây chủ khác nhau và từ lâu được sử dụng để làm thuốc chữa nhiều bệnh trong Đông y.

Đăng ngày: 29/11/2016
Vì sao một số loài cây có lá màu xanh lam?

Vì sao một số loài cây có lá màu xanh lam?

Sắc màu xanh lam trong lá của một số giống hoa Thu Hải Đường không chỉ là một yếu tố giúp cây nổi bật hơn mà còn là một bộ phận quan trọng giúp cây hấp thụ năng lượng trong điều kiện ánh sáng yếu.

Đăng ngày: 29/11/2016
Phát hiện bầy đàn

Phát hiện bầy đàn "siêu kiến", tổ trải dài tới 38km

Một cuộc khảo sát tính đa dạng sinh học được tiến hành tại một khu vực rừng của Ethiopia đã cho ta những kết quả bất ngờ, những kết quả có thể tạo nên một trật tự côn trùng mới trên toàn thế giới.

Đăng ngày: 29/11/2016
Loài vật ẩn náu 17 năm dưới lòng đất là đặc sản tại Việt Nam

Loài vật ẩn náu 17 năm dưới lòng đất là đặc sản tại Việt Nam

Loài côn trùng ẩn náu 17 năm dưới lòng đất, bị người Mỹ ghét bỏ, sợ hãi nhưng lại được coi là đặc sản tại Việt Nam.

Đăng ngày: 27/11/2016
Cổ thụ 1.400 năm tuổi phủ vàng sân chùa Trung Quốc

Cổ thụ 1.400 năm tuổi phủ vàng sân chùa Trung Quốc

Cây dẻ quạt 1.400 năm tuổi trên đỉnh núi Chung Nam, Thiểm Tây, Trung Quốc tạo ra biển lá vàng rực phủ quanh gốc cây mỗi đợt cuối thu.

Đăng ngày: 24/11/2016
Tiêu điểm
Khoa Học News