Loài cây độc dị như được đúc bằng đồng, đặc trưng của Tây Tạng

Loài cây này được trồng làm cảnh ở nhiều nơi trên thế giới vì lớp vỏ có màu đỏ đồng nổi bật, hiếm có ở các loài cây thân gỗ.

Phân bố ở các vùng núi phía Tây Trung Quốc, chủ yếu là Tây Tạng, anh đào Tây Tạng (Prunus serrula) là loài cây nổi tiếng nhờ một đặc điểm sinh học thú vị. (Ảnh: The Times).


Đây là một loài cây thân gỗ rụng lá có kích cỡ nhỏ đến trung bình, đạt chiều cao 6–9 mét khi trưởng thành đầy đủ. (Ảnh: The Columbian).


Vỏ cây có màu đỏ, sáng bóng như kim loại
, khiến toàn bộ thân cây trông giống như được đúc bằng đồng. Trên thân và cành cây có nhiều vạch ngang sần sùi. (Ảnh: Epic Gardening).


Lá cây anh đào Tây Tạng mọc so le, dài 5–10 cm , rộng 1,5–2,0 cm, mép có răng cưa. (Ảnh: Van den Berk Nurseries).


Hoa màu trắng, mọc thành cụm từ một đến ba bông, nở vào cuối tháng tư. (Ảnh: Vancouver Cherry Blossom Festival).


Quả có dạng quả hạch nhỏ hình bầu dục màu đỏ tươi. (Ảnh: Sequoiatrees.com).


Lớp vỏ cây mỏng như giấy thường bong ra quanh thân và cành của anh đào Tây Tạng. Thứ vỏ này có cấu trúc rất chắc chắn, với độ bền gần bằng mylar - một loại màng polyester có độ bền cao. (Ảnh: Hillier Trees).


Về mặt sinh thái, anh đào Tây Tạng là loài cây ưa nắng, có thể sinh trưởng tốt trên nhiều loại đất khác nhau và chịu được khí hậu giá lạnh. (Ảnh: Sue Taylor / Flickr).


Đôi khi các nhánh của anh đào Nhật Bản (Prunus serrulata) được ghép vào thân anh đào Tây Tạng, tạo thành một cây có vỏ màu đỏ và hoa rực rỡ. (Ảnh: The Columbian).


Theo các nhà vườn, anh đào Tây Tạng đòi hỏi sự chăm sóc kỹ lưỡng vì cây dễ mắc các bệnh thường gặp và bị sâu hại tấn công khi trồng ở ngoài khu vực phân bố tự nhiên. (Ảnh: Mein schöner Garten).

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất