Loài cây nhân tạo được kêu gọi trồng trên toàn nước Mỹ
Mỗi cây tổng hợp có thể khử khí thải cacbon và các khí độc hại khác gấp hàng nghìn lần cây tự nhiên. Trong chiến dịch giảm khí thải mà Mỹ cam kết, nhà sáng chế Klaus Lackner mới đây đã gặp Bộ trưởng Bộ Năng lượng Steven Chu để nhờ ông đề nghị TT Obama triển khai việc trồng cây này trên toàn lãnh thổ Hoa Kỳ.
![]() |
Giáo sư Klaus Lackner |
Cây cối là những “thiết bị” thiên nhiên hấp thụ khí cacbonic từ khí quyển và phương tiện ngăn chặn biến đổi khí hậu. Đó là lý do người ta thường chú ý đến những loại cây thật lớn, lá thật nhiều để làm việc này. Nhưng giáo sư Klaus Lackner, ĐH Columbia (Hoa Kỳ) lại nghĩ khác. Ông không trồng mà “chế tạo” ra cây - nhưng cái cây bằng chất dẻo tổng hợp. Ông đã làm ra những cây bằng nhựa và thử nghiệm: chúng hấp thụ khí cacbonic nhanh hơn cây tự nhiên trên 1.000 lần.
Những “cây” có bộ lá chất dẻo có thể hút và “giam cầm” khí cacbonic trong những “xà lim” của chúng, nén chúng lại thành chất lỏng. Cây không hút khí nhờ ánh sáng trực tiếp từ mặt trời như những cây thông thường mà giữ khí trong những khoảng không gian kín của những chiếc lá (thực ra là một tấm hấp thụ khí CO2 lớn), có thể tháo rời ra, chuyên chở đến những nơi thu hồi để sử dụng (nhưng thường xử lý tại chỗ).
Nhà phát minh Lackner cho biết khí CO2 lá cây hấp thụ có thể được chuyển hóa thành nhiên liệu cho máy bay phản lực và ô tô, là hai nguồn phát ra khí thải này lớn nhất. Nếu không, nó được dùng để nâng cao năng suất các loại cây trồng.
![]() |
Cây Baobab (Ảnh: Flickrs) |
Klaus Lackner, giáo sư Trường ĐH Columbia, người vẫn đang hoàn thiện các cây tổng hợp, tháng trước đã gặp Bộ trưởng Năng lượng Steven Chu để trình bày đề xuất của mình. Trong cuộc phỏng vấn của Hãng truyền hình CNN, ông nói cây tổng hợp thu hồi khí thải cacbon có thể chyển hoá thành năng lượng tốt hơn những chiếc máy phát điện bằng sức gió hàng trăm lần. Cứ thu hồi được 1.000kg khí cacbonic, cây chỉ thải ra 200kg. Tỷ lệ này đủ để bù lại giá thành cao của cây (tương đương một chiếc ô tô) hoặc tiền đầu tư vào thiết bị xử lý khí thải của nhà máy nhiệt điện chạy bằng than.
Mỗi cây tổng hợp có thể thu hồi 90.000 tấn khí thải cacbon và phát ra 3MW điện một năm.

8 loại ký sinh trùng có nguy cơ lẩn trốn trong thức ăn bạn ăn hàng ngày
Nếu không cẩn thận, bạn hoàn toàn có thể ăn phải những ký sinh trùng này mà không hề hay biết.

Chanh ngón tay - Loại chanh giống trứng cá hồi đắt nhất thế giới
Giá thành cho 1kg của loại quả này tới hàng triệu đồng nhưng giới nhà giàu Trung Quốc vẫn săn lùng đặt mua cho bằng được.

Loại đào "tiến vua" có gì đặc biệt mà có giá bán tới hàng chục, hàng trăm triệu đồng?
Đào Thất thốn là một loại đào cảnh cổ, hiếm và có sức sống rất mãnh liệt. Cây có dáng lùn, lá to, dài, có màu xanh đậm, từ gốc đến cành đều sùi phồng, nổi những u, mấu xù xì tạo nên vẻ cổ kính, phong trần.

Những loài ký sinh kinh dị trên cơ thể người
Cơ thể người là một mảnh đất màu mỡ cho các loài “quái vật” kinh dị ký sinh. Chúng ăn, ở, sinh sôi nảy nở và sau đó quay lại làm hại chúng ta.

Cận cảnh quá trình ve sầu "thoát xác"
Trong một dịp đi nghiên cứu về các loài sinh vật, côn trùng, nhà nhiếp ảnh Thomas Marent đã may mắn chứng kiến quá trình một chú ve sầu lột xác.

Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ
Cân bằng hoá học giữa các sắc tố trong bụng chuồn chuồn xác định màu sắc của chúng. Khi có chất oxi hoá, những tế bào này vàng và khi có mặt chất khử, chúng trở thành đỏ.
