Loài chim cực kỳ quý hiếm xuất hiện ngày càng nhiều trong thành phố
Xuất hiện trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ từ nhiều tháng nay, “bầy chim lạ” với số lượng hàng trăm con đang ngày càng mở rộng địa bàn trú ngụ, đi ăn và tăng dần số lượng cá thể.
>>> Xuất hiện đàn cò ốc quý hiếm tại Quảng Trị
Đầu tiên xuất hiện tại tổ dân phố 20 (phường Tân Thanh), đến nay loài “chim lạ” này đã mở rộng địa bàn cư trú, tạo thành một vệt dài trên những đồi thông thuộc các tổ dân phố 14, 20, 22, 24 (phường Tân Thanh).
Cò Nhạn đậu kín những ngọn thông cao
Sau thời gian tiến hành theo dõi, khảo sát và nghiên cứu trên tiêu phẩm, đến nay cơ quan chức năng tỉnh Điện Biên đã chính thức xác nhận đây là loài Cò Nhạn, có trong sách đỏ Việt Nam, có tên khoa học là Anastomus oscitans, thuộc họ Diệc (Ardeida), bộ Hạc (Coconiiformes) và là loại được xếp vào nhóm R, cực kỳ quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng cao.
Cũng theo theo ngành kiểm lâm tỉnh Điện Biên thì đến nay số lượng cá thể của đàn chim lạ này đã tăng lên, địa bàn kiếm ăn của chim cũng mở rộng hơn. Nhiều người dân tại các xã trong khu vực lòng chảo huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên như Thanh Yên, Thanh Hưng, Sam Mứn, Thanh An, Noong Hẹt, Sam Mứn.... cũng đã thấy xuất hiện loài chim này trên những đồng ruộng vào những thời điểm Cò Nhạn đi ăn mồi với số lượng lớn.
Cận cảnh một con Cò Nhạn, loài chim có tên trong Sách
Đỏ Việt Nam, xếp loại có nguy cơ tuyệt chủng cao
Theo người dân ở tổ dân phố 14, phường Tân Thanh, trên những cây thông có độ tuổi gần 30 năm, vào những buổi chiều đàn Cò Nhạn này về trú ngụ có số lượng khoảng 500 con, sáng sớm chúng bay đi ăn, khoảng tầm 16h chiều lại trở về nơi trú ngụ.
Được biết, để tăng cường biện pháp bảo vệ đàn Cò Nhạn này, ngành kiểm lâm tỉnh Điện Biên đã chỉ đạo Hạt Kiểm lâm TP cắt cử cán bộ xuống bám sát địa bàn, phát hiện những hành vi làm tổn hại đến đàn Cò Nhạn; Đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân tại những nơi Cò Nhạn về trú ngụ, đi ăn có ý thức bảo vệ đàn cò quý hiếm. Cùng đó, UBND tỉnh Điện Biên cũng đã ra chỉ thị nâng cao ý thức người dân, tăng cường các biện pháp bảo vệ an toàn cho loài Cò Nhạn sinh sống, cư trú, tồn tại trên địa bàn.

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta nuốt chửng một con nhện?
Liệu bạn có chết nếu nuốt vào miệng một con nhện độc và còn sống? Nó có cắn các cơ quan bên trong cơ thể bạn hay không? Bạn sẽ tìm được câu trả lời trong bài viết này.

Những cách giao phối kỳ quái của các loài vật
Giao phối là hoạt động không thể thiếu của các loài động vật để duy trì nòi giống. Nhưng chắc chắn bạn sẽ bất ngờ với những cách giao phố có 1-0-2 của các loài động vật dưới đây.

Cá đao - Loài cá tồn tại từ thời tiền sử đến nay
Cá đao (pháp danh khoa học: Pristiformes), là một bộ cá dạng cá đuối, với đặc trưng là một mũi sụn dài ra ở mõm.

Tại sao một số động vật vẫn "nhảy múa" dù bị cắt rời một bộ phận?
Đã bao giờ bạn sốc khi nhìn thấy những cái chân ếch bị cắt rời nhưng vẫn cử động chưa? Nguyên nhân tại sao và làm thế nào dù không có bộ não cũng như hệ thần kinh điều khiển nhưng một số bộ phận như thân, chân... có thể "nhảy múa" được?

Những hiện tượng bí ẩn thú vị trong thế giới động vật
Thế giới xung quanh ta vẫn còn rất nhiều bí ẩn mà con người chưa khám phá hết. Một trong số đó là những bí ẩn thú vị về thế giới động vật mà ngay đến cả những chuyên gia cũng không thể nào ngờ tới.

Tại sao con người không thuần hóa được chó sói?
Tại sao chó sói mãi mãi là loài động vật hoang dã, trong khi đó loài chó có thể được thuần hóa.
