Loài côn trùng khỏe nhất thế giới

Nghiên cứu mới nhất của các nhà sinh học cho thấy, loài bọ hung Onthophagus taurus có thể kéo vật nặng gấp 1.141 trọng lượng cơ thể chúng, tương đương một người 70 kg nhấc được 6 xe buýt 2 tầng chở đầy khách.

Onthophagus taurus không phải loài bọ hung đẩy phân thường thấy. Công việc chôn phân (phân gia súc) chủ yếu do con cái thực hiện, còn con đực chỉ giúp “một móng tay”.

Con cái xây các đường hầm nhỏ, đẩy phân gia súc vào rồi đẻ trứng trong đó. Đường hầm cũng là nơi bọ hung tình tự sau khi các con đực đánh nhau chí mạng để giành quyền vào “chung kết”.

Thế nhưng, không phải con đực nào cũng được trang bị “gươm đao”. Những con không sừng phải đợi ở cửa hầm hoặc ngách hầm (tự đào), rồi bí mật lao vào cuộc “mây mưa” trước khi bị con đực có sừng phát hiện.

Bọ hung Onthophagus taurus có thể kéo vật nặng gấp 1.141 trọng lượng cơ thể. Ảnh: Alex Wild

Con đực có sừng sẽ lao đầu vào đầu tình địch, đẩy bật ra. “Chúng ghì nhau như đấu vật nhưng chỉ đẩy tới, đẩy lui trong đường hầm. Một con thì cố tiến, một con thì cố trụ”, Rob Knell công tác tại Trường Đại học London (Anh), miêu tả.

Yếu sức nhưng khỏe sex

Trong nghiên cứu của mình, Knell và Leigh Simmons đến từ Trường Đại học Tây Australia (Australia) tái hiện các trận thư hùng của bọ hung. Trước tiên, họ cho bọ hung có sừng ăn no, ăn ít hoặc bắt nhịn đói.

Để kiểm tra sức mạnh của côn trùng, các nhà nghiên cứu buộc một sợi chỉ bông vào phía sau mỗi con bọ trước khi thả chúng vào đường hầm nhỏ xíu ở trong phòng thí nghiệm. Khi bọ hung ở trong đường hầm, các nhà nghiên cứu kéo sợi chỉ khiến chúng phải tì mạnh chân xuống giống như khi đánh nhau giành “gái”.

Các con đực có sừng nếu được ăn uống no nê sẽ trở nên khỏe mạnh hơn nhiều so với đồng bọn được ăn ít. Còn sức mạnh của con đực không sừng không tăng dù chúng được ăn no. Tuy nhiên, tinh hoàn của chúng to lớn hơn hẳn.

“Các con đực không sừng không hiếu chiến và ít có cơ hội giao phối với con cái. Vì thế, chúng phải tập trung đầu tư vào tinh hoàn để có thể tặng bạn tình càng nhiều tinh trùng càng tốt,” Knell giải thích.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Đăng ngày: 28/03/2025
Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài muỗi

Các loài muỗi "kinh dị" không thèm hút máu người

Muỗi tuyết, muỗi nước, muỗi vằn Midge... là những loài muỗi không hút máu người nhưng rất hay bị con người "tàn sát".

Đăng ngày: 21/03/2025
Các loài côn trùng

Các loài côn trùng "ăn xác chết" khiến bạn dựng tóc gáy

Những sinh vật nhỏ bé ruồi bọ cạp, giòi đuôi chuột... này có sở thích kỳ lạ - "dọn dẹp" tử thi.

Đăng ngày: 19/03/2025
Ngắm nghía loài cây

Ngắm nghía loài cây "quái vật nước dãi" xanh lè

Trên dãy núi Andes hàng nghìn tuổi tồn tại một loài thực vật có bề ngoài kì lạ đến mức mà có thể khiến chúng ta nhầm tưởng rằng chúng không thuộc về Trái đất này.

Đăng ngày: 18/03/2025
14 cây có tuổi thọ lâu đời hơn cả nền văn minh nhân loại

14 cây có tuổi thọ lâu đời hơn cả nền văn minh nhân loại

Nhiều cây cổ thụ có tuổi thọ lâu đời hơn cả nền văn minh loài người, sống sót sau nhiều biến đổi địa chất và khí hậu trên Trái Đất.

Đăng ngày: 18/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News