Loài dơi cũng phát triển hình thái ngôn ngữ riêng
Các nhà khoa học Australia cho rằng không chỉ con người có các giọng nói khác nhau mà loài dơi cũng phát triển các hình thái ngôn ngữ khác nhau, phụ thuộc vào khu vực cư ngụ của chúng.

Loài dơi cũng có ngôn ngữ riêng. (Nguồn: Internet)
Đặc điểm trên sẽ giúp con người nhận dạng và bảo vệ các loài dơi khác nhau.
Nhà sinh vật học Brad Law, thuộc Trung tâm Khoa học Rừng, đã phát hiện loài dơi sống trong các cánh rừng dọc bờ biển phía Đông của bang New South Wales có tiếng kêu khác nhau.
Ông Law cho biết từ lâu giới khoa học đã nghi ngờ rằng dơi sử dụng tiếng kêu theo khu vực để phân biệt lãnh thổ. Điều này đã được chứng minh ở một số loài động vật khác, song đây là lần đầu tiên các nhà khoa học chứng minh được điều này ở loài dơi.
Theo ông Law, tiếng kêu khác nhau của khoảng 30 loài dơi đã được sử dụng để phát triển thành một hệ thống, theo đó các nhà khoa học có thể nhận dạng nhiều loài dơi sinh sống dọc theo bờ biển này, ước tính số lượng và bảo vệ chúng.
Các nhà sinh vật học đã thu thập được 4.000 tiếng kêu của các loài dơi và sử dụng chương trình phần mềm đặc biệt để phát triển các âm điệu nhận dạng tiếng kêu của dơi theo các khu vực khác nhau ở New South Wales.
Thông thường, dơi sử dụng tiếng kêu để tìm đường và săn mồi, trong đó chúng sử dụng một quy trình được gọi là định vị bằng tiếng vang với tần số sóng siêu âm cao mà tai người không thể nghe thấy. Sóng này sẽ đập vào vật thể và dội lại, giúp dơi phát hiện chướng ngại vật hoặc con mồi.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, sự phát triển của các chìa khoá nhận dạng tự động đối với tiếng kêu của loài dơi vẫn còn trong thời kỳ trứng nước.

Kỳ giông Mexico: đứt chân thì mọc chân, “vỡ tim” vẫn cứu được nhưng lại sắp tuyệt chủng
Kỳ giông Mexico là sinh vật rất độc đáo, với khả năng tái tạo như người hành tinh Namek trong bộ truyện "7 viên ngọc rồng".

Những hình ảnh chân thực nhất về "quái vật sông Amazon"
Không có đôi nanh nhọn hoắt cũng như nọc độc chết người, nhưng trăn Anaconda vẫn là một cái tên khiến tất cả phải rùng mình sợ hãi khi nghĩ đến.

44 sự thật đầy thú vị về loài khỉ mà bạn chưa biết
Khỉ được xem như một trong những “họ hàng” gần nhất của loài người, và hầu hết chúng ta đều tin rằng mình biết rõ về người “họ hàng” này. Tuy nhiên, những thông tin sau đây có thể làm bạn bất ngờ về loài động vật thông minh, hoạt bát này.

10 loài săn mồi nguy hiểm nhất
Kĩ năng săn mồi, những bộ hàm, móng vuốt sắc nhọn và nọc độc chết người “trời phú” đã biến các động vật này thành những kẻ săn mồi đẳng cấp.

Rắn độc bị mất đầu vẫn tự cắn chính mình
Thông thường, một con rắn bị chặt đầu thì các chức năng trên cơ thể nó cơ bản đã ngừng hoạt động nhưng nó vẫn còn một số phản xạ. Điều đó có nghĩa rằng rắn vẫn có khả năng cắn và tiêm nọc độc ngay khi đầu nó đứt lìa khỏi thân.

Vẻ đẹp của các loài rắn Việt Nam
Ở Việt Nam chỉ khoảng 30 loài có nọc độc chết người sống trên đất liền và 22 loài rắn biển.
