Loài ếch khổng lồ có cách xây “bể bơi nòng nọc” độc đáo
Hầu hết các loài ếch đều có kích thước nhỏ nhưng loài ếch Goliath ở Cameroon lại có kích thước lớn hơn cả bàn chân người, dài tới 34cm và có cân nặng tới 3,3kg.
Mặc dù loài ếch lớn nhất thế giới này nổi tiếng là loài sinh trưởng mạnh, có khả năng nhảy cao và là nguồn thức ăn cho các bữa ăn thịnh soạn của con người nhưng hành vi sinh sản của chúng vẫn còn là một bí ẩn khó lý giải.
Ếch Goliath - loài ếch lớn nhất thế giới.
Tuy nhiên, hiện tại, các nhà khoa học nghĩ rằng họ đã khám phá ra cách loài sinh vật rừng xanh này chăm sóc cho con của chúng: đó là xây dựng “bể bơi” riêng cho các con của mình.
Thông thường, ếch đẻ trứng ở bất cứ đâu trong khu vực xung quanh nơi ở của chúng: những phiến lá, cành cây hay thậm chí là trên mặt đất. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu, trong quá trình săn tìm loài ếch Goliath dọc đoạn sông Mpoula dài 400m ở phía Tây Cameroon, đã phát hiện một cảnh tượng kỳ lạ: những ô nước trống nằm rải rác trên những phiến đá ven bờ - nơi mà một cách thần kỳ không hề có sự tồn tại của những phiến lá rụng, sỏi đá và những mảnh vụn vương vãi như đáng ra tự nhiên phải có. Chẳng mấy chốc, các nhà nghiên cứu đã tình cờ phát hiện thêm những “bể bơi” khác nằm trên dòng nước.
Một số “bể bơi” đã trống rỗng. Một số khác thì đầy nhóc các bé nòng nọc. Sau khi tình cờ phát hiện, các nhà nghiên cứu nhận ra rằng trước mắt họ chính là những tổ ếch Goliath. Theo báo cáo trên Tạp chí Lịch sử Tự nhiên (Journal of Natural History), họ đã tìm thấy tổng cộng 22 tổ ếch, 14 tổ trong số đó chứa đến 3,000 trứng mỗi tổ. Một vài tổ còn có nòng nọc ở các độ tuổi khác nhau. Điều này cho thấy ếch Goliath đã tái sử dụng các “bể bơi” này. Khi các nhà nghiên cứu quay phim một tổ trứng qua đêm bằng máy quay time-lapse hồng ngoại, họ thấy một con bố mẹ trông chừng con non của mình cho đến tận khi bình minh để bảo vệ con mình khỏi những loài săn mồi ban đêm.
Con ếch càng lớn, khả năng xây dựng càng cao và càng bảo vệ tốt hơn cho những con nòng nọc mới nở.
Các nhà nghiên cứu cũng cho hay loài ếch Goliath, có khả năng là những con đực lớn hơn, đã tự mình đào những “bể bơi” rộng hàng mét, di chuyển cát và đá nặng tới hai phần ba trọng lượng cơ thể chúng để xây tổ. Dường như có một số con còn sử dụng những thứ chúng đào bới được đem về xây dựng bức tường kiên cố bao quanh “bể bơi”.
Các nhà nghiên cứu cho biết, nỗ lực xây dựng ấn tượng này – cùng với việc trông chừng trứng qua đêm – đã khẳng định mức độ bảo vệ cao đến bất thường của loài ếch này với con của mình. Điều này cũng có thể là lý giải cho việc tại sao loài ếch này lại phát triển to đến thế: Con ếch càng lớn, khả năng xây dựng càng cao và càng bảo vệ tốt hơn cho những con nòng nọc mới nở, dễ tổn thương.

Cá Hoàng đế - thảm họa môi trường mới ở hồ Trị An
Do nhu cầu kinh tế, một số người dân sống trong vùng lòng hồ Trị An (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) đã xây dựng ao thả một số loài cá bản địa và những thảm họa về môi trường bắt đầu xảy ra. Hiện thảm hoạ đáng kể nhất là từ loài cá Hoàng đế (ngư dân lò

Loài chim lạ xấu như sứ giả địa ngục: Mắt to như quỷ, mồm rộng như hố bom
Với tài ngụy trang hoàn hảo và ngoại hình xấu xí, chim potoo thường được gọi là "sứ giả địa ngục".

Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt
Thú mỏ vịt là một loài động vật có vú bán thủy sinh đặc hữu miền đông Úc, bao gồm cả Tasmania. Cùng với bốn loài thú lông nhím, nó là một trong năm loài thú đơn huyệt còn tồn tại.

Tư thế đuôi tiết lộ tâm trạng của mèo
Đuôi mèo dựng thẳng thể hiện sự tự tin, trong khi đuôi cong như dấu hỏi là biểu hiện của sự thân thiện, còn xù đuôi có nghĩa sợ hãi.

Phát hiện "giác quan thứ 6" ở chuột
Các nhà khoa học đã phát hiện thấy "giác quan thứ 6" có thể nhận biết ánh sáng mà không cần thị giác. Nhóm các nhà khoa học thuộc trường đại học Duke ở North Carolina (Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu với 6 con chuột.

Lý giải được tại sao loài chuột lang nước không bị mắc ung thư
Các nhà khoa học vừa lý giải được cách thức mà loài chuột lang nước với kích thước lớn của cơ thể giảm thiểu được nguy cơ ung thư.
