Loài ễnh ương mới ở Việt Nam
Giới khoa học vừa công bố loài ễnh ương mới ở khu vực Đông Dương. Tại Việt Nam, loài này phân bố ở Gia Lai và Đồng Nai.
Ễnh ương Đông Dương Kaloula indochinensis. (Ảnh: Phùng Mỹ Trung)
Loài mới tên là Ễnh ương Đông Dương Kaloula indochinensis dựa theo vùng phân bố của chúng ở ba nước Đông Dương gồm Việt Nam, Lào, và Campuchia. Đây là loài ễnh ương thứ ba ghi nhận ở Việt Nam bên cạnh loài ễnh ương thường và Ễnh ương vạch.
Kaloula indochinensis có đặc điểm như chiều dài khoảng 44-54cm ở con đực, 39-54mm ở con cái; đầu ngón tay phình rộng thành đĩa bám; dưới ngón chân thứ tư thường có hai củ khớp ngón; củ bàn trong khá dài; có đốm màu cam ở vùng cổ ngay phía sau mắt, vùng nách và gốc tay,
Loài Ễnh ương Đông Dương khác với loài Ễnh ương nâu ở chỗ có đĩa bám ở ngón tay thứ ba lớn hơn, chiều dài củ bàn trong ngắn hơn, chỉ có hai củ khớp ngón so với ba củ khớp ngón trên ngón chân thứ tư ở loài Ễnh ương nâu, theo Sinh vật rừng Việt Nam,
Đây là kết quả nghiên cứu công bố trên tạp chí chuyên về bò sát lưỡng cư Herpetologica tháng này.

44 sự thật đầy thú vị về loài khỉ mà bạn chưa biết
Khỉ được xem như một trong những “họ hàng” gần nhất của loài người, và hầu hết chúng ta đều tin rằng mình biết rõ về người “họ hàng” này. Tuy nhiên, những thông tin sau đây có thể làm bạn bất ngờ về loài động vật thông minh, hoạt bát này.

10 loài săn mồi nguy hiểm nhất
Kĩ năng săn mồi, những bộ hàm, móng vuốt sắc nhọn và nọc độc chết người “trời phú” đã biến các động vật này thành những kẻ săn mồi đẳng cấp.

Rắn độc bị mất đầu vẫn tự cắn chính mình
Thông thường, một con rắn bị chặt đầu thì các chức năng trên cơ thể nó cơ bản đã ngừng hoạt động nhưng nó vẫn còn một số phản xạ. Điều đó có nghĩa rằng rắn vẫn có khả năng cắn và tiêm nọc độc ngay khi đầu nó đứt lìa khỏi thân.

Vẻ đẹp của các loài rắn Việt Nam
Ở Việt Nam chỉ khoảng 30 loài có nọc độc chết người sống trên đất liền và 22 loài rắn biển.

Những sự thật bất ngờ về loài gấu Koala
Gấu Koala, hay gấu túi (tên khoa học: Phascolarctos cinereus) là một loài thú có túi ăn thực vật sống tại Úc và là loài vật duy nhất hiện còn sống trong họ Phascolarctidae.

Nòng nọc thở dưới nước bằng cách nào?
Chúng ta biết rằng ếch vốn là động vật lưỡng cư, có thể thở qua phổi và da. Nhưng lúc còn là nòng nọc chúng lại sống hoàn toàn dưới nước.
