Loài gặm nhấm nào lãng mạn và ít "lăng nhăng" nhất?

Hầu hết cái loài gặm nhấm đều nổi tiếng "đa tình", vì thế thói quen kết đôi 1 vợ 1 chồng của chuột đồng là rất độc đáo.

Chuột đồng là tên gọi một số loài sinh vật nhỏ thuộc bộ gặm nhấm.

Hình dạng của chúng khá giống chuột nhắt nhưng thân thể chắc khỏe hơn, đuôi ngắn hơn và có lông, đầu hơi tròn hơn, mắt và tai nhỏ hơn và răng hàm cao hơn với chỏm răng nhọn hơn, ít tròn hơn.

Không giống những loài chuột khác, chuột đồng tiết ra hormone Oxytocin và Vasopressin (hormone tăng cường thu hút và gắn kết với nhau).

Loài gặm nhấm nào lãng mạn và ít lăng nhăng nhất?
Sự lãng mạn của chuột đồng thể hiện ở chỗ, chúng luôn nằm ôm bạn tình để giữ ấm cơ thể.

Vì vậy chúng có xu hướng kết đôi cả đời với bạn tình của mình (có thể hiểu là gây nghiện cho đối phương).

Chuột đồng cũng là một trong những con vật sống chung thủy nhất trong thế giới loài vật. Khi đến tuổi trưởng thành, con đực sẽ đến tán tỉnh và ở với bạn tình. Cuộc hôn nhân này sẽ kéo dài đến hết đời.

Các nhà khoa học đang nghiên cứu chuột đồng và kích thích tố của chúng để hiểu rõ hơn về sự kết đôi của con người.

Chuột đồng là loài sinh sản thường xuyên (con cái có thể sinh sản 2-4 lứa mỗi năm), chúng thường chỉ giao phối với bạn tình của mình và các cặp vợ chồng kết đôi đến hết đời.

Mặc dù vậy, chuột đồng không hẳn là miễn nhiễm với "cám dỗ", 1 trong 2 vợ chồng có thể dây dưa tình dục với con khác. Tuy nhiên, mặc dù không chung thuỷ nhưng các cặp vợ chồng chuột đồng vẫn ở bên nhau, chia sẻ tổ và cùng nhau nuôi con.

Vào mùa sinh sản, chúng sẽ đánh dấu lãnh thổ và bảo vệ tình yêu khỏi bất kì kẻ xâm phạm nào bằng cách nghiến răng và giơ hai chân trước lên. Theo biểu đạt của con người thì đó là hai nắm đấm cảnh báo kẻ thù.

Con đực đặc biệt sẽ trở nên hung hăng với con cái khác cố gắng xâm nhập vào lãnh thổ của chúng, điều này khác hẳn với con người khi mà đàn ông luôn “say nắng với kẻ thứ ba”.

Thậm chí chuột đực sẽ tấn công nếu đó là mối nguy cơ phá hoại tổ ấm gia đình tiềm ẩn.

Sự lãng mạn của chuột đồng còn thể hiện ở chỗ chúng biết sẻ trách nhiệm nuôi dưỡng con cái, chải lông cho nhau và luôn nằm ôm bạn tình để giữ ấm cơ thể.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao rái cá biển nắm tay nhau khi ngủ?

Tại sao rái cá biển nắm tay nhau khi ngủ?

Đối với những đôi lứa yêu nhau, việc nắm chặt tay người ấy trong giấc ngủ là một cảm giác không thể nào tuyệt vời hơn. Vậy bạn có ghen tị không khi biết rằng, có một loài vật mà ngày nào chúng cũng được tận hưởng cảm giác ấy?

Đăng ngày: 29/04/2020
Điều gì xảy ra nếu không may rơi xuống hồ chứa loài cá ăn thịt?

Điều gì xảy ra nếu không may rơi xuống hồ chứa loài cá ăn thịt?

Xuất hiện trong nhiều thước phim kinh dị của Hollywood, cá piranha được xây dựng hình tượng là loài khát máu, hung hăng, có tốc độ hủy diệt kinh hồn.

Đăng ngày: 28/04/2020
Loài chim “độc nhất vô nhị” có thể bay 10 tháng không cần hạ cánh

Loài chim “độc nhất vô nhị” có thể bay 10 tháng không cần hạ cánh

Các nhà khoa học đã rất bất ngờ khi phát hiện ra một loài chim có thể ăn uống, giao phối, thậm chí ngủ trong khi bay và có thể bay liên tục trong 10 tháng mà không cần hạ cánh.

Đăng ngày: 28/04/2020
Các nhà khoa học bất ngờ phát hiện loài rùa cổ đại mới

Các nhà khoa học bất ngờ phát hiện loài rùa cổ đại mới

Nghiên cứu di truyền phát hiện loài rùa mới thuộc chi Chelus, có hình dáng kỳ lạ và hành vi săn mồi khác thường.

Đăng ngày: 27/04/2020
Con gì khỏe nhất hành tinh?

Con gì khỏe nhất hành tinh?

Hãy cùng tìm hiểu sức mạnh của các loài động vật qua những con số.

Đăng ngày: 26/04/2020
Tại sao một số động vật lại có độc?

Tại sao một số động vật lại có độc?

Các vi khuẩn sản sinh độc tố có thể biến một con sa giông thành kẻ mang lại chết chóc. Các loại vi khuẩn trên da sản xuất ra tetrodotoxin - một hóa chất gây tê liệt cũng được tìm thấy ở cá nóc.

Đăng ngày: 26/04/2020
Bạn có thể cho chó ăn thức ăn của mèo hay không?

Bạn có thể cho chó ăn thức ăn của mèo hay không?

Liệu có ổn không khi cho mèo ăn thức ăn của chó, và chó ăn thức ăn của mèo?

Đăng ngày: 26/04/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News