Loài giáp xác mới phát hiện tại quần đảo Canaria

Trong một chuyến thám hiểm hang động dưới biển nhằm khám phá Tunnel de la Atlantida – dòng dung nham ngầm dài nhất thế giới thuộc đảo Lanzarote nằm trong quần đảo Canary, Tây Ban Nha, một nhóm khoa học đã khám phá ra loài giáp xác chưa từng được biết đến thuộc chi chân chèo Spelepnectes.

Chúng uyển chuyển bơi lượn trong bóng tối của các hang động sâu dưới đáy biển, liên tục chú ý thăm dò các con mồi. Những loài giáp xác ăn thịt thuộc phân lớp Remipedia (Chân chèo) không có mắt mà dùng những chiếc râu dài để cảm nhận không gian tăm tối bao quanh. Giống như một loài quái vật nào đó trong tiểu thuyết hư cấu, đầu chúng được trang bị chi to khỏe có khả năng giữ con mồi và răng nọc chứa độc.

Vì thế, chúng có những cái tên La-tinh rất đáng sợ. Ví dụ, tên loài Cryptocorynetes dịch ra có nghĩa là “Phu khiêng quan tài bí mật” hay Kaloketos pilosus với nghĩa “Quái vật biển rậm lông”. Một vài loài khác lại được đặt tên theo các quái vật nổi tiếng trong phim kinh dị Nhật Bản, ví dụ như “Monthra biết bơi” (Pleomothra), “Godzilla to lớn” (Godzillius robustus), hay “Thần lùn Godzilla” (Godzilliognomus).

Trong một chuyến thám hiểm hang động dưới biển để khám phá Tunnel de la Atlantida – dòng dung nham ngầm dài nhất thế giới thuộc đảo Lanzarote trong quần đảo Canary, Tây Ban Nha, một nhóm khoa học đã khám phá ra loài giáp xác thuộc chi chân chèo Speleonectes chưa từng được biết đến, cùng hai loài giun đốt thuộc lớp Polychaeta.

Trong một chuyến thám hiểm hang động dưới biển để khám phá Tunnel de la Atlantida – dòng dung nham ngầm dài nhất thế giới thuộc đảo Lanzarote nằm trong quần đảo Canary, Tây Ban Nha, một nhóm khoa học đã khám phá ra loài giáp xác chưa từng được biết đến thuộc chi chân chèo Spelepnectes. (Ảnh: © Springer)

Nhóm nghiên cứu gồm các nhà khoa học đến từ đại học Texas A&M và đại học bang Pennsylvania của Mỹ, đại học La Laguna Tây Ban Nha, và đại học Hamburg cùng đại học Thú y Hannover của Đức. Kết quả chuyến thám hiểm đại dương Atlantida Diving Expedition sẽ được công bố chi tiết trên tờ Marine Biodiversity số đặc biệt phát hành vào tháng 9 tới.

Loài mới phát hiện thuộc phân lớp Chân chèo và được gọi là Speleonectes atlantida theo tên của hệ thống hang động hơi nó sinh sống. Xét về hình thái, loài mới rất giống với Speleonectes ondinae, một loài chân chèo đã được phát hiện ở cùng dòng dung nham ngầm năm 1985.

Dựa trên các so sánh DNA, nhóm nghiên cứu của giáo sư Stefan Koenemann đến từ Viện nghiên cứu Sinh học Tế bào & Hệ sinh thái Động vật TiHo Hannover đã chứng minh được rằng đây là loài chân chèo thứ hai sống trong cùng khu vực. Sự phân tách giữa hai loài này có lẽ đã diễn ra sau khi dòng dung nham dài 6 km hình thành trong quá trình phun trào của núi lửa Monte Corona khoảng 20.000 năm trước.

Các phát hiện về phân lớp Chân chèo là một trong những khám phá sinh học đáng kể nhất trong vòng 30 năm trở lại đây. Những loài đầu tiên của nhóm giáp xác này được biết đến vào năm 1979 khi con người lặn xuống hệ thống hang động dưới đáy biển thuộc đảo Grand Bahama, quần đảo Bahamas. Kể từ đó, 22 loài khác nhau thuộc phân lớp này lần lượt được con người khám phá. Khu vực phân bố chủ yếu của nhóm động vật chuyên sống trong hang dưới đáy đại dương trải dọc từ bán đảo Yucatan, Mexico cho tới đông bắc Caribe. Tuy nhiên, hai loài tách biệt về địa lý chỉ sinh sống trong các hang động ở Tây Úc và đảo Lanzarote, Tây Ban Nha.

Việc phát hiện ra hai loài đặc biệt nói trên tiếp tục làm tăng thêm các phỏng đoán về nguồn gốc tiến hóa và lịch sử của phân lớp Chân chèo. Người ta tin rằng những động vật nhỏ bé (con to nhất chỉ đạt tới kích thước 4 cm chiều dài) quen sống dưới hang sâu và không có mắt để quan sát như vậy không thể bơi qua cả một chặng đại dương dài, do đó chắc chắn phải có lí do nào khác giải thích cho sự phân bố không tập trung của các loài thuộc phân lớp này. Giới khoa học đưa ra giả thuyết rằng Chân chèo là một nhóm giáp xác rất cổ, từng sống phổ biến trong các đại dương ở Đại trung sinh (Mesozoic) 200 triệu năm về trước. Vì những lí do này, các động vật chân chèo thường được coi là nhóm giáp xác nguyên thủy.

Theo giả thuyết tiến hóa nói trên, loài mới phát hiện Speleonectes atlantida cùng họ hàng Speleonectes ondina của nó chính là những sinh vật cổ còn sót lại bị cô lập khỏi phân lớp Chân chèo vùng bờ biển Caribe trong quá trình hình thành Đại Tây Dương.

Tham khảo:

1. Koenemann et al. A new, disjunct species of Speleonectes (Remipedia, Crustacea) from the Canary Islands. Marine Biodiversity, 2009; DOI: 10.1007/s12526-009-0021-8

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những điều thú vị về loài cá sấu

Những điều thú vị về loài cá sấu

Sở hữu thân mình giống những loài bò sát từng sống ở thời tiền sử, cá sấu mang trong mình sức mạnh tiềm ẩn từ thời cổ đại, giúp chúng trở thành vua trên các đầm lầy, sông nước khắp vùng nhiệt đới.

Đăng ngày: 17/02/2025
Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD

Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD

Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cho biết: sắp tới, nhiều loài động vật, trong đó có chim Dẽ mỏ thìa được đưa vào danh sách các dự án bảo tồn với tổng trị giá viện trợ 3,3 triệu USD (2,4 triệu Euro).

Đăng ngày: 16/02/2025
11 loài chó kỳ lạ nhất hành tinh

11 loài chó kỳ lạ nhất hành tinh

Chó luôn được coi là người bạn thân thiết của con người vì vậy có thể bạn cho rằng bạn đã biết hết về loài chó. Tuy nhiên, sự thực không hẳn như vậy.

Đăng ngày: 15/02/2025
Thế giới động vật - Những điều thú vị bạn chưa biết

Thế giới động vật - Những điều thú vị bạn chưa biết

Thế giới động vật muôn màu với bao điều lý thú. Không ai có thể tự cho mình là hiểu khá rõ về mọi loài tồn tại trên hành tinh của chúng ta.

Đăng ngày: 15/02/2025
Những loài cá khổng lồ của sông Mekong

Những loài cá khổng lồ của sông Mekong

Khối lượng cực đại của cá tra dầu sông Mekong đạt 300kg, còn chiều dài tối đa của cá đuối nước ngọt lên tới 5m. Sông Mekong, với hàng trăm loài cá và nguồn phù sa dồi dào, là mạch sống của hàng chục triệu người.

Đăng ngày: 15/02/2025
Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt

Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt

Thú mỏ vịt là một loài động vật có vú bán thủy sinh đặc hữu miền đông Úc, bao gồm cả Tasmania. Cùng với bốn loài thú lông nhím, nó là một trong năm loài thú đơn huyệt còn tồn tại.

Đăng ngày: 11/02/2025
Loài chim lạ xấu như sứ giả địa ngục: Mắt to như quỷ, mồm rộng như hố bom

Loài chim lạ xấu như sứ giả địa ngục: Mắt to như quỷ, mồm rộng như hố bom

Với tài ngụy trang hoàn hảo và ngoại hình xấu xí, chim potoo thường được gọi là "sứ giả địa ngục".

Đăng ngày: 10/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News