Loài giáp xác ở Nam Cực biết “bắt cóc” để tự vệ

Pteropod - loài ốc sên biển có kích thước chỉ bằng hạt đậu, bảo vệ cơ thể trong suốt và mỏng manh của mình trước những kẻ săn mồi bằng một hợp chất hóa học mạnh. Tuy nhiên, có một sinh vật khác - miễn dịch với chất độc từ sên biển - đang tận dụng chính vũ khí đặc trưng của loài ốc nhỏ bé này.

Ở vùng biển phía Nam, gần Nam Cực, amphipod - bộ các loài giáp xác chân khớp nhỏ không có mai, hình dáng giống như tôm - tìm kiếm những con ốc sên biển cơ cơ chế tự về hóa học. Khi tiếp xúc, amphipod "bắt cóc" sên biển và “đeo” chúng như ba lô sau lưng, giữ chặt đối tượng bằng hai cặp chân, vì vậy con ốc không thể thoát ra được.

Loài giáp xác ở Nam Cực biết “bắt cóc” để tự vệ
Khi tiếp xúc, amphipod "bắt cóc" sên biển và “đeo” chúng như ba lô sau lưng. (Ảnh: Charlotte Havermans/Alfred Wegener - Viện Nghiên cứu Biển và Địa cực).

Cá và các loài săn mồi khác khi tấn công amphipod sẽ phải nhận độc tố tiết ra của sên biển, nên về sau chúng sẽ bỏ qua những con amphipod có “đeo” ốc trên lưng, các nhà khoa học thông báo trong một nghiên cứu mới. Trong khi sự tương tác này rất hiệu quả với amphipod, nạn nhân chẳng được hưởng lợi gì từ nó. Trên thực tế, các nhà nghiên cứu nhận thấy sên biển không thể tự kiếm ăn khi đã trở thành “ba lô”, nên những con ốc bị “bắt cóc” thường sẽ chết đói.

Nghiên cứu từ gần ba thập kỷ trước đây đã mô tả về hiện tượng amphipod “đeo ba lô” trong vùng nước ven biển gần Nam cực; ở thời điểm đó, chiến lược “bắt cóc” này xuất hiện để chống lại - khá hiệu quả - các loài cá sống dưới băng vốn săn mồi qua thị giác. Nhưng giới khoa học không xác định được mức độ phổ biến của hành vi này ở những hệ sinh thái phía Nam hoặc tương tác qua lại giữa các sinh vật biển, nghiên cứu mới cho biết.

Loài giáp xác ở Nam Cực biết “bắt cóc” để tự vệ
Một con amphipod đang mang đối tượng bị “bắt cóc”. (Ảnh: Charlotte Havermans/Alfred Wegener - Viện Nghiên cứu Biển và Địa cực).

Các nhà khoa học thu thập mẫu tại bốn địa điểm trong vùng biển không đóng băng từ Nam Cực đến biển Nam Dương, và nhận thấy đặc điểm của 2 loài amphipod: loài Hyperiella dilatata chỉ “bắt cóc” ốc Clione limacina antarctica, và loài Hyperiella antarctica chỉ “bắt cóc” ốc Spongiobranchaea australis.

Cả amphipods đực và cái đều có hành vi này, kích thước nạn nhân thay đổi từ một phần năm đến một nửa chiều dài cơ thể vật chủ. Và việc đeo bám này duy trì ngay cả khi con amphipod đã chết, các nhà nghiên cứu cho biết.

Trong 342 mẫu amphipod thu thập được, chỉ có bốn cá thể “đeo ba lô”. Số ít mẫu vật khiến chúng ta chưa thể khẳng định chắc chắn rằng amphipod cố ý nhắm vào một loài sên biển, hay sẽ bắt bất kỳ loại ốc biển nào có độc tố để mang bên mình, nghiên cứu kết luận.

Loài giáp xác ở Nam Cực biết “bắt cóc” để tự vệ
Loài Hyperiella dilatata mang một con ốc Clione limacina antarctica màu vàng sau lưng. (Ảnh: Charlotte Havermans/Alfred Wegener -Viện Nghiên cứu Biển và Địa cực).

Sự tương tác giữa các sinh vật biển nhỏ như trường hợp này đặc biệt khó khăn để quan sát và nghiên cứu, vì cơ thể quá mỏng manh của chúng thường bị hệ thống lưới thu thập mẫu làm hỏng, Charlotte Havermans - chủ trì nghiên cứu - nhà sinh vật học thuộc Cục Môi trường tự nhiên tại Viện Khoa học hoàng gia Bỉ cho biết. Nhưng các tiến bộ công nghệ mới của máy chụp ảnh kỹ thuật số có thể sớm quan sát được "ngay cả những dạng sống nhỏ nhất trong môi trường nước", Havermans nói.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những loài sên biển đẹp ngỡ ngàng dưới lòng đại dương

Những loài sên biển đẹp ngỡ ngàng dưới lòng đại dương

Những loài sên biển mang đủ hình thù kỳ quái, màu sắc sặc sỡ khiến nhiều người cho rằng chúng chính là bằng chứng về các sinh vật ngoài hành tinh đang hiện diện trên Trái đất.

Đăng ngày: 26/05/2019
Cá voi trở thành động vật lớn nhất thế giới như thế nào?

Cá voi trở thành động vật lớn nhất thế giới như thế nào?

Cá voi là loài động vật lớn nhất từng tồn tại trên Trái đất này, lớn hơn cả những con khủng long.

Đăng ngày: 19/09/2018
Cá voi chết hàng loạt, Anh nghi do tàu ngầm Nga

Cá voi chết hàng loạt, Anh nghi do tàu ngầm Nga

Newsweek ngày 12/9 đưa tin, xác của 43 con cá voi mõm khoằm Cuvier được phát hiện ở khu vực bờ biển của 5 hòn đảo ở phía Tây Scotland chỉ trong hơn 1 tháng qua.

Đăng ngày: 14/09/2018
Xét nghiệm cá heo, bất ngờ tìm ra các hóa chất kinh khủng nhất từ trước đến nay

Xét nghiệm cá heo, bất ngờ tìm ra các hóa chất kinh khủng nhất từ trước đến nay

Hết chim biển, rùa biển, giờ lại đến loài cá heo mũi chai (bottlenose dolphin) sắp bị giết chết bởi rác nhựa.

Đăng ngày: 13/09/2018
Loài cá “ma” chỉ sống ở độ sâu 7,5km dưới đáy biển, tan chảy khi lên bờ

Loài cá “ma” chỉ sống ở độ sâu 7,5km dưới đáy biển, tan chảy khi lên bờ

3 loài cá “ma” mới được tìm thấy ở độ sâu 7,500 mét dưới đáy biển, tại một trong những rãnh nứt sâu nhất ở Thái Bình Dương.

Đăng ngày: 12/09/2018
Phát hiện dấu chân lạ cách bề mặt đại dương gần 4km

Phát hiện dấu chân lạ cách bề mặt đại dương gần 4km

Những dấu chân lạ đã được tìm thấy ở đáy đại dương bởi một robot lặn sâu thuộc về một nghiên cứu của Anh thuộc Trung tâm Hải dương học Quốc gia ở Southampton.

Đăng ngày: 11/09/2018
Cá ngừ răng chó hai mét bị ngư dân New Zealand bắt gọn

Cá ngừ răng chó hai mét bị ngư dân New Zealand bắt gọn

Nhiếp ảnh gia dưới nước Sam Wild bắt được con cá ngừ răng chó nặng 37kg ở đảo Fiji, theo Newshub.

Đăng ngày: 07/09/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News