Loài hoa ký sinh tái xuất sau 13 năm bị tuyên bố tuyệt chủng

Một loài thực vật bí ẩn có hoa như đèn lồng, bị tuyên bố tuyệt chủng vào năm 2010, đã được tái phát hiện tại tỉnh Hyōgo, Nhật Bản.

Thismia kobensis hay "đèn lồng cổ tích" là một loài thực vật dị dưỡng nấm cực hiếm với chỉ một mẫu vật duy nhất được phát hiện ở thành phố Kobe của Nhật Bản vào năm 1992. Các cuộc khảo sát sau đó từ năm 1993 đến 1999 không tìm thấy thêm bất kỳ mẫu vật mới nào và đến năm 2010, nó bị tuyên bố tuyệt chủng do mất môi trường sống và nạn phá rừng.

Tuy nhiên, trong một nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí Phytotaxa hôm 27/2, các nhà khoa học Nhật Bản cho biết đã tái phát hiện hàng chục cây T. kobensis trên một con đường mòn ở thành phố Sanda, tỉnh Hyogo, cách Kobe khoảng 30km.


Một số mẫu vật T. kobensis được phát hiện ở Hyogo. (Ảnh: Tsung Hsin Hsieh/Tian Chuan Hsu).

Giống như khoảng 90 loài đã biết trong chi Thismia, T. kobensis mọc dưới lòng đất và chỉ trồi lên bề mặt trong thời gian ngắn dưới dạng những bông hoa phức tạp giống chiếc đèn lồng. Do thiếu diệp lục, loài thực vật bí ẩn này không thể quang hợp, thay vào đó, nó ký sinh trên nấm để lấy một phần hoặc toàn bộ dưỡng chất cần thiết.

Môi trường sống ưa thích của Thismia là rừng mưa nhiệt đới, nơi đang phải đối mặt với sự suy thoái trên toàn cầu. Các loài trong chi này đến nay vẫn rất khó nắm bắt và một số lượng đáng kể đã biến mất sau những khám phá ban đầu của chúng.

"Bởi vì hầu hết các loài thực vật dị dưỡng lấy carbon một cách gián tiếp từ vật chủ (nấm hoặc thực vật khác) thông qua mạng lưới rễ chung, nên chúng phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động của nấm hoặc cây chủ để tồn tại. Do đó, Thismia đặc biệt nhạy cảm với những xáo trộn môi trường, khiến chúng vừa hiếm vừa có nguy cơ tuyệt chủng cao", các nhà khoa khoa học viết trong nghiên cứu.

Việc tái khám phá T. kobensis khiến nó trở thành loài Thismia duy nhất được biết đến ở cực bắc châu Á. Dựa trên một số đặc điểm như các cánh hoa rõ ràng và không có tuyến mật, nhóm nghiên cứu cho rằng nó có quan hệ họ hàng gần với Thismia americana, loài Thismia duy nhất ở Bắc Mỹ. T. americaana lần đầu được phát hiện ở Chicago vào năm 1912 nhưng không còn nhìn thấy kể từ năm 1916.

Loading...
TIN CŨ HƠN
8 loại ký sinh trùng có nguy cơ lẩn trốn trong thức ăn bạn ăn hàng ngày

8 loại ký sinh trùng có nguy cơ lẩn trốn trong thức ăn bạn ăn hàng ngày

Nếu không cẩn thận, bạn hoàn toàn có thể ăn phải những ký sinh trùng này mà không hề hay biết.

Đăng ngày: 23/02/2025
Bạn có biết: Dưới da mặt bạn, hàng trăm con bọ

Bạn có biết: Dưới da mặt bạn, hàng trăm con bọ "siêu nhỏ" ung dung sống?

Có tới hàng trăm con Demodex, hay còn gọi là bọ lông mi, sống ở những vùng khác nhau trên mặt người. Ban ngày chúng trốn kỹ, ban đêm mới trườn ra bề mặt da người để giao phối và đẻ trứng...

Đăng ngày: 23/02/2025
Chanh ngón tay - Loại chanh giống trứng cá hồi đắt nhất thế giới

Chanh ngón tay - Loại chanh giống trứng cá hồi đắt nhất thế giới

Giá thành cho 1kg của loại quả này tới hàng triệu đồng nhưng giới nhà giàu Trung Quốc vẫn săn lùng đặt mua cho bằng được.

Đăng ngày: 17/02/2025
Loại đào

Loại đào "tiến vua" có gì đặc biệt mà có giá bán tới hàng chục, hàng trăm triệu đồng?

Đào Thất thốn là một loại đào cảnh cổ, hiếm và có sức sống rất mãnh liệt. Cây có dáng lùn, lá to, dài, có màu xanh đậm, từ gốc đến cành đều sùi phồng, nổi những u, mấu xù xì tạo nên vẻ cổ kính, phong trần.

Đăng ngày: 14/02/2025
Những loài ký sinh kinh dị trên cơ thể người

Những loài ký sinh kinh dị trên cơ thể người

Cơ thể người là một mảnh đất màu mỡ cho các loài “quái vật” kinh dị ký sinh. Chúng ăn, ở, sinh sôi nảy nở và sau đó quay lại làm hại chúng ta.

Đăng ngày: 05/02/2025
Cận cảnh quá trình ve sầu

Cận cảnh quá trình ve sầu "thoát xác"

Trong một dịp đi nghiên cứu về các loài sinh vật, côn trùng, nhà nhiếp ảnh Thomas Marent đã may mắn chứng kiến quá trình một chú ve sầu lột xác.

Đăng ngày: 03/02/2025
Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ

Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ

Cân bằng hoá học giữa các sắc tố trong bụng chuồn chuồn xác định màu sắc của chúng. Khi có chất oxi hoá, những tế bào này vàng và khi có mặt chất khử, chúng trở thành đỏ.

Đăng ngày: 02/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News