Loài kiến chạy nhanh nhất thế giới
Kiến bạc có thể vượt qua quãng đường dài gấp 108 lần cơ thể chúng mỗi giây và đạt tốc độ sải chân gấp 10 lần Usain Bolt.
Kiến bạc sống ở những đụn cát phía bắc Sahara là loài kiến nhanh nhất thế giới, các nhà nghiên cứu Đức kết luận sau khi theo dõi loài côn trùng kiếm ăn dưới trời nóng như thiêu đốt vào buổi trưa. Video cho thấy đàn kiến gấp gáp bò qua nền cát nóng rát ở tốc độ gần 1 m/s, tương đương mèo nhà chạy khoảng 193 km/h.
Khi chạy càng nhanh, kiến bạc càng ở trên không trung nhiều hơn và chạm cả 6 chân xuống mặt đất cùng lúc. Ở tốc độ tối đa, những con kiến có thể vượt qua quãng đường gấp 108 lần chiều dài cơ thể mỗi giây. "Chúng có thể bay qua không khí mà chân không chạm đất từ bước này tới bước khác, ngay cả ở tốc độ tương đối thấp", Sarah Pfeffer, chuyên gia nghiên cứu hành vi động vật ở Đại học Ulm, Đức, cho biết.
Kiến bạc Sahara (Cataglyphis bombycina) tiến hóa để chạy hiệu quả. Không giống những sinh vật khác trên sa mạc thường trú ẩn nhằm tránh cái nóng gay gắt buổi trưa, đối với kiến, đây là thời gian chủ yếu để lang thang tìm mồi. Khi sa mạc nóng nhất, chúng chui ra khỏi tổ và tìm xác động vật chết vì kiệt sức dưới nhiệt độ cao.
Tốc độ chạy nhanh giúp kiến bạc sống sót trên sa mạc. (Ảnh: Guardian).
Để sinh tồn, loài kiến này có những sợi lông màu bạc giúp phản chiếu ánh Mặt Trời. Nhưng ngay cả với lớp lông và nhiều đặc điểm thích nghi khác, kiến bạc hầu như không thể tồn tại trong thời tiết nóng tới 60 độ C. Chúng cần tốc độ ấn tượng cùng kỹ năng định vị để tìm thức ăn và trở về tổ nhanh nhất trước khi biến thành nạn nhân của nắng nóng.
Trước khi Pfeffer và cộng sự theo dõi đàn kiến chạy đua quanh sa mạc, đầu tiên họ phải tìm thấy chúng. Các nhà khoa học đi tới Douz, thị trấn ở phía nam Tunisia, và xem xét nhiều đụn cát gần đó để tìm kiếm dấu vết của kiến bạc. Sau khi lần theo vài con kiến về tổ, họ đặt rãnh nhôm trên mặt đất, rải sâu hoặc vụn bánh mỳ ở cuối rảnh. Nhóm nghiên cứu gắn camera tốc độ cao bên trên rãnh để ghi hình đàn kiến chạy qua.
Khi chạy ở tốc độ chậm, video hé lộ những con kiến phối hợp cử động với độ chính xác khó tin, chụm ba chân để bật mỗi lần. Chúng có thể chạy 85,5 cm mỗi giây với 47 bước, nhanh hơn gấp 10 lần tốc độ sải chân của vận động viên chạy hàng đầu thế giới Usain Bolt. Giữa các bước, mỗi chân của con kiến chỉ chạm đất 7 mili giây. Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Experimental Biology.

Thì ra đây là danh tính thủ phạm tạo ra những chiếc bọc tí hon kỳ lạ trên tường nhà chúng ta
Có phải đã ít nhất một lần bạn tò mò về cái bọc kỳ lạ dính trên tường này? Hôm nay chúng ta sẽ biết đáp án.

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người
Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới
Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Sự thật về châu chấu mà ít người biết
Châu chấu là một loài côn trùng, nằm trong phân bộ chứa các côn trùng ăn lá, thuộc bộ cánh thẳng, đầu tròn, thân mập, nhảy giỏi và đặc biệt ăn hại cây xanh.

Kinh hãi tò vò ngọc lục bảo, ác mộng với những con gián
Vào thời điểm con gián làm sạch cơ thể mình xong, nọc độc của tò vò ngọc lục bảo đã hoàn toàn chiếm lấy ý chí của nó.
