Loài kiến có bộ hàm "quái vật", đóng mở nhanh gấp 5.000 lần một cái chớp mắt
Loài kiến Dracula có thể đóng hàm với tốc độ 320km/h, nhanh gấp 5.000 lần so với một cái chớp mắt.
Sở dĩ được gọi là kiến Dracula vì chúng có thói quen hút máu ấu trùng. Sinh vật có kích thước chỉ vài mm này mới đây chính thức trở thành loài vật có tốc độ cắn nhanh nhất thế giới, bởi nó có bộ hàm đóng lại nhanh gấp 5.000 so với một cái chớp mắt.
Kiến Dracula.
Kiến Dracula, sống ở châu Phi, châu Úc và Đông Nam Á, sử dụng bộ hàm "quái vật" hạ gục con mồi trước khi kéo chúng về tổ để nuôi con non hoặc làm thịt tại chỗ.
"Bộ hàm của kiến Dracula hoạt động như một cái bẫy chuột, chỉ khác ở chỗ phần chốt và lò xo đều được tích hợp làm một", giáo sư Andrew Suarez, từ Đại học Illinois cho hay. Tốc độ khép hàm của loài kiến này ước tính chỉ mất 0,000015 giây để đạt vận tốc 320 km/h.
Ông Suarez và các cộng sự phải dùng tới máy ảnh tốc độ cao để đo và công nghệ tạo ảnh X-quang, phân tích cách thức hoạt động của bộ hàm kiến Dracula.
Theo vị giáo sư Mỹ, kiến Dracula thường lợi dụng ưu thế bộ đàm nhằm tấn công các động vật chân đốt khác, làm choáng chúng trước khi tung đòn tấn công, vô hiệu hóa con mồi.

Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ
Cây Poppy là thực vật thân thảo, tuổi thọ khoảng 2 năm. Tháng 4, 5 nở hoa màu tím, trắng, đỏ và phớt hồng, rất đẹp. Nó có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Châu Á, người Bỉ rất thích coi là biểu trưng của nước mình.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Loài hoa quý hiếm nhất nhì hành tinh, cứ trời mưa là "tàng hình"
Khi tiếp xúc với nước, những bông hoa có màu trắng như ngọc trai bắt đầu chuyển sang dạng trong suốt như thủy tinh.

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Quả thần kì ở Việt Nam có thể biến mọi vị thành vị ngọt
Việt Nam hiện đang sở hữu một loại "quả thần", có thể biến tất cả các vị trên đời này thành vị ngọt sau khi ăn nó.
