Loại Mốc đặc biệt có khả năng biến các cây nấm thành “thịt tôm hùm”
Nấm Tôm Hùm thực chất là một loài ký sinh, điều đặc biệt là khi tấn công vào quả thể nấm của loài khác, chúng sẽ biến vật chủ này trở nên giống thịt tôm Hùm đến 99% ở cả hương vị lẫn hình dáng.
“Nấm Tôm Hùm” được là một loại đặc sản và được người dân ở nhiều nơi trên thế giới săn lùng mỗi khi vào vụ mùa (Hè -Thu). Đúng như tên gọi, hình dáng và vị của loại nấm này y hệt như tôm Hùm còn hương thơm thì không khác gì mùi hải sản đã được nấu chín. Chưa dừng lại ở đó, kết cấu của nấm Tôm Hùm còn đem lại cảm giác nhai giống như thịt. Chính những đặc tính này khiến nấm Tôm Hùm trở thành một loại nguyên liệu thay thế tuyệt vời cho thịt/cá trong các món chay.
Nấm tôm hùm.
Nấm tôm hùm là đặc sản được người dân ở nhiều nơi trên thế giới săn lùng.
Có một điều rất đặc biệt là nấm Tôm Hùm thực chất chỉ là một loại Mốc, với tên khoa học là Hypomyces lactifluorum. Do đó, cây nấm Tôm Hùm mà chúng ta tìm thấy trong rừng thực chất là quả thể của loài nấm khác đã bị Hypomyces lactifluorum ký sinh, khiến toàn bộ bề mặt bị bao phủ bởi một lớp có màu đỏ cam. Tuy nhiên, sau khi bị tấn công, quả thế nấm đó lại có hương vị ngon hơn hẳn ban đầu.
Được biết, Nấm Tôm Hùm chỉ tấn công một vài vật chủ nhất định, đó là các loài thuộc chi Lactarius, Lactifluus, Russula… Trong một vài trường hợp, vật chủ bị nấm Tôm Hùm ký sinh là loài có độc. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo rằng, khi thu hái cần phải xem quả thể nấm Tôm Hùm nằm gần các loài nấm nào, để tránh trường hợp bị ngộ độc lúc ăn.
Bên cạnh vai trò là một loại thức phẩm thơm ngon, nấm Tôm Hùm còn được sử dụng làm thuốc nhuộm vải và giấy, nhờ vào màu sắc hết sức đặc trưng của mình.

Bí mật của loài kiến sống ung dung tự tại ở sa mạc Sahara
Cái nắng, cái nóng như thiêu như đốt ở sa mạc nóng nhất thế giới có vẻ "chẳng nhằm nhò" gì với những chú kiến bạc Sahara.

Bọ ngựa
Là loài côn trùng cỡ lớn, dài 40 - 80 mm, có hai cánh trước và hai cánh sau phát triển rộng. Hai cánh sau trông như tấm kính và chỉ ở viền trước trên đầu mút, cánh có màu xanh lá c&acir

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới
Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Phân biệt đào bích và đào phai
Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ
Cây Poppy là thực vật thân thảo, tuổi thọ khoảng 2 năm. Tháng 4, 5 nở hoa màu tím, trắng, đỏ và phớt hồng, rất đẹp. Nó có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Châu Á, người Bỉ rất thích coi là biểu trưng của nước mình.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...
