Loài người đã từng đứng trước nguy cơ tuyệt chủng

Trong suốt 1 triệu năm lịch sử, loài người đã có những thời kỳ gặp những “nút cổ chai” trong sự phát triển số lượng ở những thời kỳ nào đó mà số chết nhiều hơn số sinh.

Các nhà khoa học Trường ĐH Utah (Hoa Kỳ) đã tính toán là 1,2 triệu năm về trước, thời kỳ mà tổ tiên chúng ta sống rải rác ở châu Phi, châu Âu và châu Á, dân số trên toàn thế giới chỉ vào khoảng 18.500 người (và không thể vượt quá con số 26.000 người), nghĩa là ít hơn cả tinh tinh (gorilla, tổng số cá thể khoảng 25.000) và người vượn (chimpanzee, ước khoảng 21.000 cá thể).

Loài người hiện đại, nếu dựa trên những biến số di truyền, thì thua kém các loài linh trưởng khác. Trong lịch sử tồn tại của mình, đã có những thời kỳ họ gặp những “nút cổ chai” trong sự phát triển số lượng ở những thời kỳ nào đó mà số chết nhiều hơn số sinh.

Loài người đã từng đứng trước nguy cơ tuyệt chủng - Ảnh: blogspot.com

Chẳng hạn trong sự kiện “siêu núi lửa” Toba phun trào ở Indonessia vào 70.000 năm trước, gây ra một “mùa đông hạt nhân” (nuclear winter), chỉ còn 15.000 sống sót. Một tính toán khác còn chỉ ra trong suốt 2 triệu năm trước, số người trên hành tinh không vượt quá con số 20.000.

Việc sử dụng phương pháp mới dựa trên các chất đánh dấu di truyền ADN trong bộ gen đã giúp các nhà khoa học nghiên cứu Di truyền học không chỉ tìm hiểu con người hiện đại mà cả tổ tiên sớm nhất của chúng ta như Con người đứng thẳng (Homo erectus, thường được coi là tổ tiên trực tiếp của loài người), Con người hậu chất (Home ergaster) và Con người khôn ngoan (Homo sapiens) cổ xưa. Nhờ vậy, các nhà khoa học đã có trong tay đủ thông tin về các chuỗi ADN để từ đó xác định quy mô dân số các thời kỳ trước

Nhà di truyền học về loài người Lynn B. Jorde và các đồng nghiệp đã nghiên cứu những phân đoạn của bộ gen, chứa đựng các yếu tố biến động, có tên là phân đoạn Alu, gồm những đoạn ADN dài chừng 200 cặp bazơ, bị chèn một cách ngẫu nhiên vào bộ gen. Đây là một trường hợp hiếm hoi, vì khi chèn được vào, chúng sẽ truyền lại qua các thế hệ, có vai trò như một chất đánh dấu phản ảnh thời kỳ tăng và giảm dân số loài người.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu sự đột biến ADN gần các chất đánh dấu Alu ấy trong hai bộ gen của người hiện đại và người cổ đại trong các hóa thạch người tiền sử, sự đột biến của chúng và dùng tính đa dạng của nucleotid để đoán nhận tuổi của các vùng trong bộ gen. Từ những nghiên cứu này, họ đã tính toán được sự đa dạng về mặt di truyền giữa tổ tiên sớm nhất của chúng ta và con người hiện đại. Họ đi đến kết luận rằng vào khoảng 1 triệu năm về trước đã từng xảy ra những thảm họa lớn, ít nhất cũng có quy mô như vụ siêu núi lửa Toba phun trào, đã quét sạch nhiều loài trên Trái đất.

Giáo sư Jorde đưa ra giả thuyết rằng loài người và tổ tiên trực tiếp của chúng ta đã trải qua những chu kỳ bao gồm thời kỳ có quy mô dân số phát triển cũng như thời kỳ suy thoái đến mức đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Jorge và các đồng nghiệp đã công bố những phát hiện của mình trên Tạp chỉ Proceedings of the National Academy of Sciences số mới đây.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kỳ lạ chiếc tủ lạnh hoành tráng thời cổ đại

Kỳ lạ chiếc tủ lạnh hoành tráng thời cổ đại

Chắc hẳn nhiều người cho rằng tủ lạnh là thành tựu khoa học của thế kỷ 20. Ít người biết rằng tủ lạnh đã có từ thời cổ đại, từ năm 400 trước Công nguyên.

Đăng ngày: 02/07/2025
Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà

Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.

Đăng ngày: 01/07/2025
Khủng long làm

Khủng long làm "chuyện ấy" như thế nào?

Loài vật này có trọng lượng lên tới hàng chục tấn, dài hàng chục mét. Với kích thước lớn như vậy, chúng sẽ làm "chuyện ấy" như thế nào?

Đăng ngày: 30/06/2025
Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?

Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t

Đăng ngày: 29/06/2025
Giải oan cho loài chim bị con người tuyệt diệt

Giải oan cho loài chim bị con người tuyệt diệt

Dodo - loài chim bị con người tàn sát đến mức tuyệt chủng - luôn bị gán cho biệt danh "ngu ngốc, khờ khạo".

Đăng ngày: 27/06/2025
Lũ quét chôn vùi hàng chục xác khủng long trong ao tù

Lũ quét chôn vùi hàng chục xác khủng long trong ao tù

Gần 100 năm qua, các nhà khoa học chưa thể lý giải vì sao mỏ khủng long Cleveland-Lloyd ở Texas, Mỹ lại chứa hóa thạch của hơn 75 con khủng long chân thú theropod sống ở kỷ Jura.

Đăng ngày: 23/06/2025
Phát hiện mới nhất về loài cây có hoa đầu tiên trên thế giới

Phát hiện mới nhất về loài cây có hoa đầu tiên trên thế giới

Các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện loài cây có hoa đầu tiên trên Trái đất, Montsechia Vidalii, sống cách đây khoảng 125-130 triệu năm.

Đăng ngày: 20/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News