Loài rắn dài bằng một chiếc xe buýt
Các nhà khoa học vừa tìm thấy hóa thạch của loài rắn lớn nhất thế giới từ trước tới nay, dài tương đương một chiếc xe buýt, gần gấp đôi trăn khổng lồ Nam Mỹ và có thể nuốt chửng một con bò mộng.
Hình vẽ minh họa loài rắn khổng lồ. Ảnh: BBC. |
Một nhóm sinh viên và giảng viên Đại học Toronto (Canada) tìm thấy 180 xương sườn hóa thạch của 28 con rắn tại một mỏ than đá ở Cerrejó, đông bắc Columbia. Bằng cách so sánh hình dáng và kích thước của hai bộ xương đầy đủ nhất với xương của trăn khổng lồ Nam Mỹ (Anaconda), họ cho rằng chúng nặng tới 1.135 kg và dài khoảng 12,8 m. Trong khi đó, độ dài tối đa của trăn khổng lồ Nam Mỹ là 6 đến 6,5 m. Loài rắn này sống cách chúng ta khoảng 58 đến 60 triệu năm và được nhóm nghiên cứu đặt tên là Titanoboa cerrejonensis.
"Chúng nặng hơn một con bò rừng và dài hơn chiếc xe bus. Chúng có thể nuốt gọn một thứ to như con bò. Một người sẽ bị chúng nuốt chửng trong nháy mắt", Jack Conrad, chuyên gia về rắn của Bảo tàng lịch sử tự nhiên New York nhận định. Jason Head, trưởng nhóm nghiên cứu thì cho rằng, rắn Titanoboa cerrejonensis có thể xơi tái những con cá sấu cổ đại trong rừng nhiệt đới.
Đốt xương sống của rắn khổng lồ (phải) có kích thước tương đương quả bưởi, còn đốt xương sống của trăn Nam Mỹ (trái) chỉ bằng đồng xu. Ảnh: Nature. |
"Với kích thước khó tin như thế, Titanoboa cerrejonensis là loài rắn lớn nhất mà chúng ta từng biết. Tôi nghĩ chúng ta có thể gọi chúng là chúa tể của các loài rắn", Harry Greene, một nhà sinh học tiến hóa của Đại học Cornell (New York, Mỹ), phát biểu.
Khác với con người, rắn cần nhiệt từ môi trường xung quanh để thực hiện quá trình trao đổi chất. Các nhà khoa học cho rằng vào giai đoạn chúng còn sống, nhiệt độ trong vùng vào khoảng 30-34 độ C, vì nếu thấp hơn chúng không thể tồn tại. Phần lớn các loài rắn lớn ngày nay sống ở Nam Mỹ và Đông Nam Á, nơi nhiệt độ cao cho phép chúng phát triển kích thước cơ thể đến mức tối đa.
Kích thước của một con rắn tỷ lệ thuận với nhiệt độ môi trường mà nó sống. Hóa thạch của Titanoboa cerrejonensis cho thấy nhiệt độ ở khu vực xích đạo cách đây 58-60 triệu năm cao hơn rất nhiều so với ngày nay. Vì thế chúng ta có thể suy luận rằng Trái đất hồi đó cũng nóng hơn. Với tình trạng ấm lên của khí hậu toàn cầu do hiệu ứng nhà kính, liệu kích thước của rắn sẽ tăng lên theo thời gian?
"Chúng ta sẽ không có cơ hội nhìn thấy những con rắn sống có kích thước như Titanoboa cerrejonensis nữa, vì phần lớn môi trường sống của chúng đang thu hẹp bởi nạn phá rừng và quá trình đô thị hóa", trưởng nhóm nghiên cứu Jason Head khẳng định.
Loading...
TIN CŨ HƠN
Sóng nhiệt mùa hè tiết lộ một vòng tròn 5.000 năm tuổi ở Ireland
Một đợt hạn hán ở Ireland có lẽ đã khiến hoa màu khô héo, nhưng nó cũng mang lại một điểm tích cực, ít nhất là với các nhà sử học.
Đăng ngày: 23/07/2018
Xưởng gốm lâu đời nhất thời Cổ Vương quốc Ai Cập
Xưởng gốm có niên đại cách đây khoảng 4.500 năm được giới khảo cổ phát hiện trong quá trình tu bổ đền Kom Ombo.
Đăng ngày: 23/07/2018
Giả thuyết phụ nữ cuồng loạn vì thiếu sex trong giấy cói cổ
Các nhà khoa học giải mã bí ẩn cuộn giấy cói cổ có niên đại 2.000 năm trong bộ sưu tập của Đại học Basel, Thụy Sĩ, theo Live Science.
Đăng ngày: 21/07/2018
Giật mình chuyện tấn công tình dục thời Ai Cập cổ đại
Mảnh giấy cói 3.000 năm tuổi của người Ai Cập cổ đại mới được các chuyên gia tìm thấy là một phần của tài liệu có tên gọi Papyrus Salt 124.
Đăng ngày: 20/07/2018
Phát hiện hóa thạch khủng long bọc giáp đầu gai ở Mỹ
Các nhà cổ sinh vật học tỏ ra bối rối khi lần đầu khai quật hóa thạch khủng long bọc giáp đầu đầy gai nhọn ở bang Utah, Mỹ, theo Live Science.
Đăng ngày: 20/07/2018
Ai Cập mở nắp quan tài đá cổ 2.000 năm
Chiếc quan tài đồ sộ màu đen bí ẩn không chứa xác Alexander Đại đế hay lời nguyền chết chóc như suy đoán trước đó.
Đăng ngày: 20/07/2018
Rắn non chết cứng trong nấm mộ hổ phách 99 triệu năm
Con rắn non bò ra khỏi vỏ cách đây 99 triệu năm ở Đông Nam Á không có cơ hội lớn lên. Thay vào đó, nó bị nhựa cây rơi trúng và cuối cùng chết cứng trong nấm mộ hổ phách.
Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm