Loài rắn độc thứ 2 thế giới và "cơn ác mộng" giữa ban ngày mang tên "sát thủ của sát thủ"
Loài rắn nào có thể tiêu diệt loài rắn độc thứ 2 thế giới?
Rắn độc Mulga (Tên khoa học là Pseudechis australis) được mệnh danh là "sát thủ của sát thủ" nhờ khả năng miễn nhiễm nọc độc với các loài rắn độc khác. Chúng cũng có tập tính khá giống hổ mang chúa, đó là săn các loài rắn khác để ăn thịt.
Do đó, có thể xem loài rắn này là "hổ mang chúa" của nước Úc - xứ sở của những loài rắn độc bậc nhất thế giới. Quả thực rắn Mulga còn có tên gọi khác là rắn nâu vua.
Rắn Mulga. (Ảnh: Wiki).
Lần này con mồi mà rắn Mulga nhắm đến cho bữa ăn sáng là một kẻ săn mồi khét tiếng, đó là rắn nâu miền đông (Tên khoa học: Pseudonaja nuchalis) - loài rắn độc thứ hai thế giới sau rắn Taipan nội địa (cũng sống ở Úc).
Loài rắn này có khả năng khiến 1 người trưởng thành tử vong chỉ sau 15 phút; thậm chí, chỉ cần dính một liều lượng khoảng 1/12.000 nọc độc của chúng cũng đủ khiến một người tử vong.
Trong khi đó, rắn Mulga lại là loài rắn độc trên cạn lớn nhất ở Úc, sở hữu lượng nọc độc trong mỗi cú cắn nhiều hơn bất cứ loài rắn nào trên thế giới. Tỷ lệ tử vong nếu không được chữa trị bằng huyết thanh kháng độc là từ 40% đến 60%.
Dù không thuộc TOP 10 loài rắn độc nhất thế giới, nhưng rắn Mulga lại chính là "sát thủ của các sát thủ" và là cơn ác mộng giữa ban ngày của rắn nâu miền đông nói riêng và các loài rắn độc khác ở Úc nói chung.

Loài chim cổ đại đã tuyệt chủng hồi sinh từ cõi chết
Hiện tượng tiến hóa lặp lại đã giúp một loài chim cổ đại xuất hiện trở lại ở Ấn Độ Dương và sống sót đến ngày nay.

Loài rắn độc nhất Việt Nam: Cạp nong, cạp nia hay hổ mang chúa cũng không có "cửa"
Đây là loài rắn cực độc và có độc tính còn mạnh hơn những loài rắn độc như hổ mang chúa, cạp nong hay cạp nia...

Những điều thú vị về loài cá sấu
Sở hữu thân mình giống những loài bò sát từng sống ở thời tiền sử, cá sấu mang trong mình sức mạnh tiềm ẩn từ thời cổ đại, giúp chúng trở thành vua trên các đầm lầy, sông nước khắp vùng nhiệt đới.

Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD
Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cho biết: sắp tới, nhiều loài động vật, trong đó có chim Dẽ mỏ thìa được đưa vào danh sách các dự án bảo tồn với tổng trị giá viện trợ 3,3 triệu USD (2,4 triệu Euro).

11 loài chó kỳ lạ nhất hành tinh
Chó luôn được coi là người bạn thân thiết của con người vì vậy có thể bạn cho rằng bạn đã biết hết về loài chó. Tuy nhiên, sự thực không hẳn như vậy.

Cá Hoàng đế - thảm họa môi trường mới ở hồ Trị An
Do nhu cầu kinh tế, một số người dân sống trong vùng lòng hồ Trị An (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) đã xây dựng ao thả một số loài cá bản địa và những thảm họa về môi trường bắt đầu xảy ra. Hiện thảm hoạ đáng kể nhất là từ loài cá Hoàng đế (ngư dân lò
