Loài rùa mặt ếch bất động 95% thời gian

Rùa da mềm khổng lồ châu Á sống bất động dưới bùn ở đáy sông, chỉ tấn công bất thình lình con mồi bơi ngang qua.

Sinh sống ở Nam Á và Đông Nam Á, rùa mai mềm khổng lồ châu Á hay rùa mai mềm khổng lồ Cantor (Pelochelys cantorii), đặt theo tên nhà động vật học người Đan Mạch Theodore Edward Cantor. Loài này dành 95% cuộc đời nằm bất động hoàn toàn, vùi mình dưới bùn hoặc cát ở sông nước nông, chỉ để lộ mắt và phần mõm giống như ống thở. Nhưng khi loài bò sát hình dáng kỳ lạ này phát hiện thức ăn, chúng có thể di chuyển ở tốc độ nhanh như chớp, theo Live Science.

Loài rùa mặt ếch bất động 95% thời gian
Rùa mai mềm khổng lồ châu Á cực kỳ hiếm gặp. (Ảnh: Ben G. Thomas).

Khi trông thấy cá, loài giáp xác, động vật thân mềm, ếch nhái, côn trùng, chim, bò sát nhỏ, rùa mai mềm khổng lồ châu Á nhanh chóng duỗi cổ để tấn công con mồi. Chúng có móng vuốt dài và bộ hàm cực khỏe, đủ mạnh để nghiền nát xương.

Khác với họ hàng là rùa mai cứng, loài rùa nước ngọt lớn này có phần mai dẹt trơn nhẵn màu xanh lá cây hoặc nâu. Chúng còn được gọi là rùa mai mềm mặt ếch bởi đặc điểm gương mặt giống ếch. Chúng có thể dài tới 100 cm, thậm chí phát triển lớn hơn và nặng trên 100 kg.

Tương tự các loài rùa mai mềm khác, rùa mai mềm khổng lồ châu Á có khả năng lọc oxy từ nước qua da, giúp chúng ở dưới nước trong thời gian dài. Tuy nhiên, do có thể thu thập nhiều oxy theo cách đó, chúng chỉ ngoi lên mặt nước để hít thở không khí hai lần một ngày.

Đây là loài rùa nguy cấp cực hiếm. Từ năm 1985 đến năm 1995, chỉ có một mẫu vật được tìm thấy. Chúng là loài bản xứ ở sông ngòi tại Ấn Độ, Bangladesh, Burma, Thái Lan, Malaysia, Lào, Campuchia, Philippines và Indonesia. Năm 2024, chiếc tổ đầu tiên của rùa Cantor được phát hiện bởi các nhà sinh vật học ở bờ sông Chandragiri tại Kerala, Ấn Độ. Nhóm nghiên cứu sử dụng hiểu biết của cộng đồng địa phương để tìm vị trí con rùa.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Những cuộc tụ họp đông đảo nhất trong thế giới động vật

Những cuộc tụ họp đông đảo nhất trong thế giới động vật

Trên khắp thế giới, những cuộc tụ họp lớn của động vật diễn ra do nhu cầu chạy trốn, kiếm ăn hoặc sinh sản, đóng vai trò chủ chốt đối với sự sống còn của các loài.

Đăng ngày: 18/11/2024
Báo mẹ liều mình vật lộn với sư tử để bảo vệ con

Báo mẹ liều mình vật lộn với sư tử để bảo vệ con

Dù nhỏ hơn nhiều so với sư tử cái, báo hoa mai mẹ vẫn lao vào trận chiến hung hiểm với kẻ thù và bảo vệ thành công đàn con ở gần đó.

Đăng ngày: 17/11/2024
Chim cánh cụt hoàng đế đi lạc hơn 3.200km

Chim cánh cụt hoàng đế đi lạc hơn 3.200km

Chim cánh cụt hoàng đế, vốn sinh sống tại châu Nam Cực, bất ngờ xuất hiện ở bờ biển Ocean Beach, thị trấn Denmark, đầu tháng 11.

Đăng ngày: 15/11/2024
Dạy chuột lái xe: Nghiên cứu độc đáo hé lộ về trí não và hành vi học tập

Dạy chuột lái xe: Nghiên cứu độc đáo hé lộ về trí não và hành vi học tập

Nghiên cứu này đã góp phần vào hiểu biết rộng hơn về cách môi trường và trải nghiệm hình thành nên khả năng nhận thức ở cả loài gặm nhấm lẫn con người.

Đăng ngày: 15/11/2024
Đà điểu có thực sự vùi đầu vào cát khi gặp nguy hiểm?

Đà điểu có thực sự vùi đầu vào cát khi gặp nguy hiểm?

Ý tưởng đà điểu vùi đầu khi chúng cảm thấy bị đe dọa được cho là xuất phát từ nhà tự nhiên học La Mã Pliny the Elder khoảng 2.000 năm trước. Nhưng điều đó có thực sự đúng không?

Đăng ngày: 15/11/2024
Các nhà khoa học khó xác định loài cá nhỏ nhất thế giới

Các nhà khoa học khó xác định loài cá nhỏ nhất thế giới

Các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể kết luận chính xác loài cá nhỏ nhất thế giới là Paedocypris progenetica hay Schindleria brevipinguis một phần do số lượng mẫu vật hạn chế.

Đăng ngày: 15/11/2024
Loài động vật độc nhất vô nhị của Trung Quốc, bụng chứa

Loài động vật độc nhất vô nhị của Trung Quốc, bụng chứa "kim cương đen" rất đắt đỏ!

Loài động vật này chỉ sống ở sông Dương Tử - con sông dài nhất châu Á ở Trung Quốc.

Đăng ngày: 14/11/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News