Loài tắc kè mới được phát hiện ở Việt Nam
Tên của loài tắc kè này được đặt theo tên của PGS Lê Xuân Cảnh, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, để ghi nhận sự ủng hộ và những đóng góp của ông trong nghiên cứu đa dạng sinh học ở Việt Nam.
Một loài tắc kè mới ở miền Bắc nước ta vừa được các nhà khoa học Đức và Việt Nam công bố trên Tạp chí Zootaxa. Mẫu chuẩn của loài tắc kè này được thu thập tại Hữu Liên (Lạng Sơn) và Sa Pa (Lào Cai). Loài mới được đặt tên khoa học là Gekko canhi Roesler, Nguyen, Doan, Ho, Nguyen & Ziegler, 2010.
Tên của loài tắc kè này được đặt theo tên của PGS Lê Xuân Cảnh, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, để ghi nhận sự ủng hộ và những đóng góp của ông trong nghiên cứu đa dạng sinh học ở Việt Nam.
Loài tắc kè mới Gekko canhi. Ảnh: Quảng Trường.
Đây cũng là loài tắc kè mới thứ ba được phát hiện trong hai năm gần đây ở miền Bắc nước ta, bên cạnh loài Thạch sùng mí Goniurosaurus catbaensis phát hiện ở đảo Cát Bà (Hải Phòng) và loài Goniurosaurus huulienensis phát hiện ở Hữu Liên (Lạng Sơn) năm 2008.
Với kích cỡ trung bình 8,5-10 cm, có vảy môi trên và môi dưới, lưng và phía trên ống chân có hàng u nhỏ, vảy dưới đuôi phình rộng..., tắc kè mới Gekko canhi có đặc điểm hình thái khá giống với loài Tắc kè nhật bản Gekko japonicus, tuy nhiên nó khác với loài thứ hai ở chỗ: kích cỡ lớn hơn, có nhiều hơn số vảy gian ổ mắt, số hàng vảy quanh thân, số vảy bụng...
Đây cũng là loài thứ 8 thuộc giống Tắc kè Gekko ghi nhận ở Việt Nam.

Những hình ảnh chân thực nhất về "quái vật sông Amazon"
Không có đôi nanh nhọn hoắt cũng như nọc độc chết người, nhưng trăn Anaconda vẫn là một cái tên khiến tất cả phải rùng mình sợ hãi khi nghĩ đến.

44 sự thật đầy thú vị về loài khỉ mà bạn chưa biết
Khỉ được xem như một trong những “họ hàng” gần nhất của loài người, và hầu hết chúng ta đều tin rằng mình biết rõ về người “họ hàng” này. Tuy nhiên, những thông tin sau đây có thể làm bạn bất ngờ về loài động vật thông minh, hoạt bát này.

10 loài săn mồi nguy hiểm nhất
Kĩ năng săn mồi, những bộ hàm, móng vuốt sắc nhọn và nọc độc chết người “trời phú” đã biến các động vật này thành những kẻ săn mồi đẳng cấp.

Rắn độc bị mất đầu vẫn tự cắn chính mình
Thông thường, một con rắn bị chặt đầu thì các chức năng trên cơ thể nó cơ bản đã ngừng hoạt động nhưng nó vẫn còn một số phản xạ. Điều đó có nghĩa rằng rắn vẫn có khả năng cắn và tiêm nọc độc ngay khi đầu nó đứt lìa khỏi thân.

Vẻ đẹp của các loài rắn Việt Nam
Ở Việt Nam chỉ khoảng 30 loài có nọc độc chết người sống trên đất liền và 22 loài rắn biển.

Những sự thật bất ngờ về loài gấu Koala
Gấu Koala, hay gấu túi (tên khoa học: Phascolarctos cinereus) là một loài thú có túi ăn thực vật sống tại Úc và là loài vật duy nhất hiện còn sống trong họ Phascolarctidae.
