Loài thú có vú cổ đại có hàm dưới dài và nhô ra bất thường
Những dấu vết còn sót lại của một loài cá heo đã tuyệt chủng từ rất lâu cho thấy loài động vật có vú sinh sống dưới nước này đã từng có hàm dưới dài và nhô ra một cách bất thường. Đây là một công bố mới được đăng trên số mới nhất của tờ Current Biology.
Loài cá heo cổ đại với tên khoa học Semirostrum ceruttii từng sinh sống ở vùng biển California hiện nay từ khoảng giữa 1,6 tới 5 triệu năm về trước. Các nhà nghiên cứu cho rằng, loài này đã dùng phần mõm rất dài của mình để săn tìm thức ăn.
"Loài cá heo đã tuyệt chủng này là một loài động vật hoàn toàn mới và rất kì lạ, với phần hàm dưới chìa ra ngoài cái mõm dài như mỏ chim. Có lẽ chúng đã dùng chiếc mõm dài để thăm dò và 'lướt' trong làn nước", đồng tác giả Rachel Racicot thuộc đại học Yale phát biểu trong một cuộc họp báo. "Mặc dù hình thái này đã được ghi nhận ở các loài chim và cá, nhưng đây là lần đầu tiên xuất hiện một loài động vật có vú có hình thái giải phẫu này".
Cá heo Semirostrum ceruttii. (Ảnh: discovery.com)
Các loài chim và cá mà Racicot nhắc tới bao gồm chim xúc cá đen và những loài cá nhỏ cùng họ với cá lìm kìm. Chúng đều có hàm dưới dài hơn hàm trên, giúp chúng kiếm ăn trong đêm hoặc trong điều kiện ánh sáng yếu.
Những dấu vết của loài thú có vú mới được tìm thấy trước tiên ở thành đá mới dọc theo bờ biển California vào năm 1990. Kết quả chụp CT gần đây đã hé lộ hình thái giải phẫu bất thường của loài này.
Ngoài hàm dưới nhô dài, mắt của chúng cũng nhỏ hơn so với các loài cá heo hiện đại. Vì thế, có thể thị giác của loài thú có vú này tương đối kém, khiến cho phần hàm dưới càng trở nên quan trọng hơn trong việc tìm kiếm thức ăn của chúng.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, loài cá heo này có những nét tương đồng nhất định với cá heo nước ngọt ngày nay.
"Ngày nay chúng ta không tìm thấy loài động vật nào giống như cá heo nước ngọt trong điều kiện sống giống như của loài Semirostrum", Racicot nhấn mạnh, rằng loài cá này có thể đã phát triển ngày càng đặc chủng qua thời gian.
Cô và các cộng sự cũng cho rằng sẽ có ngày càng nhiều các loài động vật mới được tìm thấy, nhờ vào công nghệ hình ảnh 3D cho phép phân tích các loài động vật đã tuyệt chủng từ lâu nhờ vào những mẫu vật đã được cất giữ hàng thập kỉ qua.
"Nhiều loài động vật mới được xác định cần được miêu tả và phân tích vẫn còn đang nằm trong các viện bảo tàng, nhưng những miêu tả chi tiết như vậy cũng cần phải có nhiều thời gian", Racicot cho biết.

Kỳ lạ chiếc tủ lạnh hoành tráng thời cổ đại
Chắc hẳn nhiều người cho rằng tủ lạnh là thành tựu khoa học của thế kỷ 20. Ít người biết rằng tủ lạnh đã có từ thời cổ đại, từ năm 400 trước Công nguyên.

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà
Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.

Khủng long làm "chuyện ấy" như thế nào?
Loài vật này có trọng lượng lên tới hàng chục tấn, dài hàng chục mét. Với kích thước lớn như vậy, chúng sẽ làm "chuyện ấy" như thế nào?

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?
Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t

Giải oan cho loài chim bị con người tuyệt diệt
Dodo - loài chim bị con người tàn sát đến mức tuyệt chủng - luôn bị gán cho biệt danh "ngu ngốc, khờ khạo".

Lũ quét chôn vùi hàng chục xác khủng long trong ao tù
Gần 100 năm qua, các nhà khoa học chưa thể lý giải vì sao mỏ khủng long Cleveland-Lloyd ở Texas, Mỹ lại chứa hóa thạch của hơn 75 con khủng long chân thú theropod sống ở kỷ Jura.
