Loài thực vật phổ biến ở Bắc Mỹ này hóa ra lại là cây ăn thịt
Một loài cây ăn thịt "kén ăn": Nó sẽ không ăn các loài côn trùng có thể thụ phấn cho nó.
Ở vùng đầm lầy Tây Bắc Mỹ và Canada, có một loài thực vật bé nhỏ vẫn hàng ngày bẫy và ăn côn trùng, được gọi là Triantha Occidentalis. Mới đây, các nhà nghiên cứu tin rằng Triantha Occidentalis là loài tiến hóa độc lập thứ 12 của thực vật ăn thịt, có nghĩa chúng tiêu thụ thịt động vật.
Côn trùng chết mắc kẹt trên thân cây Triantha Occidentalis ở Công viên Quốc gia North Cascades, Washington (ảnh: Qianshi Lin).
Các họ khác nhau của thực vật sẽ phát triển một sở thích hương vị riêng biệt, và T. occidentalis, theo bộ Alismatales, đã thêm tên của mình vào danh sách khoảng 630 loài thu hút và bẫy con mồi động vật. Thực vật ăn thịt thường do môi trường sống nghèo dinh dưỡng, đặc biệt thiếu nitơ và phốt pho, những chất cần để thực hiện quang hợp. Loài này đã được chú ý đến vì một phân tích di truyền trước đây cho thấy, chúng khuyết một gen thường bị thiếu ở cây ăn thịt, khiến các nhà nghiên cứu cho rằng T. occidentalis có thể tiềm ẩn điều gì đó nhiều hơn biểu hiện bên ngoài.
Mặc dù T. Occidentalis sống tương đối gần trung tâm đô thị, nhưng đến nay nó vẫn chưa được chính thức công nhận là loài ăn thịt . Nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Wisconsin và Đại học British Columbia ở Canada, xác định loài thực vật này bẫy côn trùng trên thân bằng những sợi lông dính chuyên dụng. Tuy vậy, nó không đủ mạnh để bắt những côn trùng lớn. Phát hiện mới được công bố trên Kỷ yếu Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ (Proceedings of the National Academy of Sciences).
Một đầm lầy ở British Columbia, nơi nghiên cứu được tiến hành. (Ảnh : Qianshi Lin).
"Trước khi chúng tôi phát hiện, trong hai thập kỷ qua, chỉ có một ví dụ mới về loài ăn thịt được tìm thấy. Tôi nghĩ rằng mọi người có xu hướng nghĩ rằng những sợi lông dính trên T. occidentalis là nhằm mục đích tự vệ, chứ không liên tưởng chúng với loài động vật ăn thịt", Qianshi Lin, nhà thực vật học tại Đại học British Columbia và là tác giả chính của nghiên cứu mới, cho biết.
Để kiểm tra xem nó có thực sự là loài ăn thịt hay không, nhóm của Lin đã dán những con ruồi giấm đã chết, được nuôi dưỡng bằng đồng vị nitơ vào phần rìa của cây, nơi những sợi lông dính sẽ bám chặt nhanh các loài côn trùng ánh sáng. Nhóm nghiên cứu tin rằng nếu sau đó họ tìm thấy cùng một đồng vị nitơ trong mô của cây, họ có thể suy luận hợp lý rằng cây đã hấp thụ nó từ côn trùng.
Dựa trên các mô hình được phát triển bởi đồng tác giả Tom Givnish, một nhà thực vật học tại Đại học Wisconsin-Madison, nhóm nghiên cứu đã xác định có tới 64% lượng nitơ của cây là từ côn trùng, tương đồng với mức thường thấy ở các loài thực vật ăn thịt khác. Một bằng chứng rất rõ ràng.
T. occidentalis (phải) mọc giữa các loài cây ăn thịt khác (cây su su) ở Công viên tỉnh Cypress, Canada. (ảnh :Danilo Lima).
Các sợi lông của T. occidentalis có thể nhìn thấy bằng mắt thường, nhưng chỉ trông giống như những hạt nhỏ màu đỏ đính trên thân cây xanh. Các sợi lông tạo sự cân bằng về độ dính giúp chúng bắt mồi mà không ảnh hưởng đến các nhiệm vụ sinh tồn thiết yếu khác.
"Chúng tôi tin rằng Triantha Occidentalis có thể làm được điều này bởi lông tuyến của nó không dính lắm, chỉ có thể cuốn được muỗi vằn và các loại côn trùng nhỏ khác. Những con ong và bướm lớn, đóng vai trò thụ phấn sẽ không bị bắt lại", Givnish cho biết.
Lin giải thích T. occidentalis tiêu hóa ruồi bằng cách bài tiết một loại enzyme tiêu hóa trên thân. Các chất dinh dưỡng từ con mồi sau đó được cây hấp thụ trực tiếp, cây cũng tạo ra một loại enzym gọi là phosphatase, enzym này phân hủy các chất dinh dưỡng có chứa phốt pho, một nguyên tố quan trọng cho sự phát triển của cây.

Khám phá thú vị về cây quất cảnh ngày Tết
Cây quất là cây xanh, cây ăn quả rất quen thuộc với người dân Việt Nam, đặc biệt là mỗi dịp Tết đến xuân về.

Cận cảnh quá trình ve sầu "thoát xác"
Trong một dịp đi nghiên cứu về các loài sinh vật, côn trùng, nhà nhiếp ảnh Thomas Marent đã may mắn chứng kiến quá trình một chú ve sầu lột xác.

Độc đáo loài xương rồng tự chết để tiếp tục tồn tại và lan rộng khắp sa mạc
Không giống các loại xương rồng khác trên thế giới thường phát triển theo chiều dọc, Creeping Devil phát triển theo chiều ngang và nằm trên mặt đất.

Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ
Cân bằng hoá học giữa các sắc tố trong bụng chuồn chuồn xác định màu sắc của chúng. Khi có chất oxi hoá, những tế bào này vàng và khi có mặt chất khử, chúng trở thành đỏ.

Việt Nam vinh dự sở hữu 3 trong 10 loại quả hiếm nhất thế giới
Trong danh sách 10 loại trái cây được bình chọn là ngon và hiếm nhất thế giới, thì có tới 5 loại quả xuất hiện ở Việt Nam nhưng trong đó có 3 loại quả có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Á.

Làm thế nào cây cọ sống sót được sau bão và lốc xoáy?
Nhiều người rất ấn tượng với sức sống mãnh liệt của những cây cọ sống ven bãi biển. Sau khi những trận bão qua đi, nhiều loài thực vật bị phá hủy nhưng cọ thường vẫn sống sót. Vậy lý do là tại sao?
