Loài thực vật quý hiếm bậc nhất hành tinh xuất hiện trở lại sau hơn 100 năm tuyên bố tuyệt chủng

Khi mùa xuân đến, các loài hoa bắt đầu nở rộ tại Vườn bách thảo Tây An, Thiểm Tây, Trung Quốc. Trong số đó, Primula filchnerae Knuth là loài hoa rực rỡ nhất và thu hút đông đảo du khách đến chiêm ngưỡng.

Primula filchnerae Knuth là tên khoa học của loài hoa anh thảo Thiểm Tây, một loài thực vật đặc hữu có nguy cơ tuyệt chủng chỉ có ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Loài hoa này được đặt tên theo nhà thực vật học người Đức Reinhard Gustav Paul Knuth, cũng là người đầu tiên miêu tả về nó năm 1905.

Hoa anh thảo Thiểm Tây (Primula filchnerae Knuth) thuộc chi Primula trong họ Anh thảo. Chúng được mọi người yêu thích vì hình dáng bông hoa nhỏ nhắn, đẹp đẽ, cánh hoa hình trái tim và những chiếc lá giống như lông vũ. Loài hoa này thường nở vào khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 4 trong năm. Cũng vì những đặc điểm đó, người Trung Quốc còn gọi loài hoa này là “sứ giả của mùa xuân”.


Hoa anh thảo Thiểm Tây có màu sắc trang nhã và hình dáng đẹp mắt.

Hoa anh thảo Thiểm Tây lần đầu tiên được phát hiện ở phía nam dãy núi Tần Lĩnh của tỉnh Thiểm Tây vào năm 1904, nhưng sau đó đã biến mất hoàn toàn hơn 100 năm. Danh sách thực vật Trung Quốc và Sách đỏ đều đã đưa loài hoa này vào danh sách tuyệt chủng. Mãi cho đến năm 2015, sự xuất hiện trở lại của hoa anh thảo Thiểm Tây tại dãy núi Tần Lĩnh đã gây chấn động trong cộng đồng thực vật học.

Kể từ 2017 đến nay, các nhà nghiên cứu cao cấp của Trung Quốc tại Thiểm Tây đã bắt tay vào điều tra sự phân bố hoang dã và tình trạng sinh trưởng của loài này. Họ thực hiện các thí nghiệm gieo hạt nhằm nỗ lực tái tạo và bảo tồn loài hoa quý hiếm bậc nhất thế giới, chỉ có tại khu vực Thiểm Tây.


Hoa anh thảo Thiểm Tây hồi sinh sau hơn 100 năm nhưng vẫn nằm trong danh sách loài có nguy cơ tuyệt chủng theo Sách Đỏ (IUCN).

Theo Nhạc Minh, giám đốc Viện Thực vật học tỉnh Thiểm Tây, kiêm giáo sư và người hướng dẫn tiến sĩ tại Đại học Tây Bắc, có 4 điểm phân bố hoa anh thảo Thiểm Tây ở tỉnh này. Tuy nhiên, số lượng quần thể hoa anh thảo Thiểm Tây hiện tại không vượt quá 500 cây. Điều đáng lo ngại là không có điểm phân phối nào trong số 4 điểm phân phối nằm trong khu bảo tồn. Ngoài ra, còn có một điểm phân phối khác nằm bên cạnh Quốc lộ 108 (Trung Quốc). Vì vậy, loài hoa anh thảo Thiểm Tây vẫn đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.


Các nhà nghiên cứu gieo trồng hoa anh thảo Thiểm Tây trong tự nhiên.

Ông Nhạc Minh cho biết, Vườn Bách thảo Tây An hiện nay đã nhân giống thành công hàng chục nghìn cây kể từ khi thu thập hạt giống của loài hoa anh thảo Primula filchnerae Knuth vào năm 2017. Các cây hoa chủ yếu phục vụ mục đích trưng bày, nghiên cứu khoa học và nhân giống giống mớiLoài hoa lan 15 năm mới nở một lần, 136 triệu đồng/cây.

Khi mùa xuân đến, đông đảo du khách đã đến Vườn bách thảo Tây An để được nhìn ngắm loài hoa quý hiếm mang tên “sứ giả của mùa xuân” này. Việc bảo tồn và nhân giống hoa anh thảo Thiểm Tây không chỉ mang nhiều ý nghĩa với khoa học mà còn góp phần thúc đẩy thêm cho du lịch của tỉnh Thiểm Tây.

Theo Tân Hoa Xã, dãy núi Tần Lĩnh tỉnh Thiểm Tây được mệnh danh là “ngân hàng gene đa dạng sinh học” với các loài thực vật và động vật phong phú. Việc tìm ra một loài thực vật hoang dã đã biến mất hàng trăm năm như hoa anh thảo Thiểm Tây không khác gì “mò kim đáy bể”, nhưng cũng là minh chứng cho việc kiên trì ắt sẽ thành công.

Nhóm nghiên cứu khoa học sẽ tiếp tục theo dõi và quản lý quần thể hoa được nhân giống, đồng thời hướng đến mục tiêu thiết lập quần thể mới có thể nở hoa và kết trái một cách tự nhiên. Điều này nhằm cải thiện điều kiện sống mong manh của loài hoa anh thảo Thiểm Tây và tạo nền tảng vững chắc để chúng có thể tồn tại lâu dài.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Lignum Vitae - Một trong những loài gỗ quý hiếm, đắt đỏ nhất thế giới được người châu Âu ưa chuộng

Lignum Vitae - Một trong những loài gỗ quý hiếm, đắt đỏ nhất thế giới được người châu Âu ưa chuộng

Gỗ Lignum Vitae phân bố ở Trung Mỹ và Bắc Nam Mỹ, được coi là một loại cây xuất khẩu quan trọng sang châu Âu từ thế kỷ thứ 16.

Đăng ngày: 13/05/2025
Cận cảnh quá trình ve sầu

Cận cảnh quá trình ve sầu "thoát xác"

Trong một dịp đi nghiên cứu về các loài sinh vật, côn trùng, nhà nhiếp ảnh Thomas Marent đã may mắn chứng kiến quá trình một chú ve sầu lột xác.

Đăng ngày: 13/05/2025
Những khu rừng đầu tiên trên Trái đất xuất hiện khi nào?

Những khu rừng đầu tiên trên Trái đất xuất hiện khi nào?

Thực vật xuất hiện trên cạn khoảng 470 triệu năm trước, nhưng cây gỗ và rừng cây vẫn chưa hình thành cho đến cách đây gần 390 triệu năm.

Đăng ngày: 12/05/2025
Độc đáo loài xương rồng tự chết để tiếp tục tồn tại và lan rộng khắp sa mạc

Độc đáo loài xương rồng tự chết để tiếp tục tồn tại và lan rộng khắp sa mạc

Không giống các loại xương rồng khác trên thế giới thường phát triển theo chiều dọc, Creeping Devil phát triển theo chiều ngang và nằm trên mặt đất.

Đăng ngày: 10/05/2025
Top 4 loại nấm cực độc thường gặp ở Việt Nam

Top 4 loại nấm cực độc thường gặp ở Việt Nam

Ngộ độc nấm có thể từ các triệu chứng lành tính của rối loạn tiêu hóa tổng quát đến biểu hiện có khả năng tàn phá bao gồm suy gan, suy thận và di chứng thần kinh.

Đăng ngày: 10/05/2025
Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ

Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ

Cân bằng hoá học giữa các sắc tố trong bụng chuồn chuồn xác định màu sắc của chúng. Khi có chất oxi hoá, những tế bào này vàng và khi có mặt chất khử, chúng trở thành đỏ.

Đăng ngày: 09/05/2025
Giải mã được lý do kiến đạn

Giải mã được lý do kiến đạn "đốt đau nhất thế giới"

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện loài kiến 'đốt đau nhất thế giới' là do các độc tố của chúng đi thẳng đến dây thần kinh gây đau của con người.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News