Loài vẹt siêu hiếm đang khiến các nhà khoa học phải bó tay "bảo sao mà sắp tuyệt chủng"

Thiên nhiên nước Úc vẫn vậy, luôn khiến cho chúng ta ngạc nhiên với vô số những loài vật kỳ lạ. Từ các loài rắn độc nhất hành tinh, cho đến những sinh vật có vẻ ngoài khổng lồ đáng sợ. Và lần này, "nhân vật" khiến các nhà khoa học ngạc nhiên là một loài vẹt sống về đêm, với cái tên không thể lẫn vào đâu được là... "Vẹt Đêm" (Night Parrot).

Vẹt Đêm hiện tại đang gặp nguy hiểm, thậm chí từng được xem là tuyệt chủng vào hơn 100 năm trước, cho đến khi người ta tìm thấy xác của một con vẹt bị xe tải đâm phải vào năm 1990. Đến năm 2013, khoa học lại tìm thấy dấu vết của Vẹt Đêm, thậm chí là cả môi trường sống của chúng sau đó 2 năm, dù chưa thể xác định được số lượng chính xác trong đàn.

Tuy nhiên, điều gây ngạc nhiên lại đến từ một nghiên cứu mới được công bố gần đây. Theo đó, các nhà khoa học đã sử dụng dữ liệu chụp cắt lớp hộp sọ của Vẹt Đêm từ năm 1990, và phát hiện ra một sự thật bất ngờ: loài vẹt này có thị giác cực kém, thậm chí là rất tệ vào ban đêm.

Loài vẹt siêu hiếm đang khiến các nhà khoa học phải bó tay bảo sao mà sắp tuyệt chủng
Vẹt Đêm - Night Parrot

Việc một loài chim đêm không tiến hóa để nhìn được vào ban đêm thực sự là một lỗi quá lớn của tạo hóa. Khi không nhìn được, chúng rất dễ va phải các hàng rào do con người dựng lên - vốn dùng để bảo vệ cừu và gia súc khỏi các loài thú săn mồi. Chưa kể, chúng có thể bay nhầm ra đường và bị ô tô tông phải, dẫn đến các thảm họa thương tâm khác.

"Các loài vẹt đêm vốn cần thị giác tốt để quan sát vào ban đêm, nhằm phục vụ quá trình tìm kiếm thức ăn, né vật cản, né tránh kẻ thù" - trích lời nhà sinh học tiến hóa Vera Weisbecker từ ĐH Flinders tại Adelaide

"Bởi vậy, chúng ta kỳ vọng chúng sẽ có hệ thị giác đủ để đáp ứng khả năng nhìn trong đêm, giống như các loài chim ăn đêm khác, ví dụ vẹt Kakapo của New Zealand hay cú. Tuy nhiên, Vẹt Đêm không có những thứ đó".

Nhận định này được đưa ra dựa trên quá trình tái tạo não bộ Vẹt Đêm từ mẫu hộp sọ nguyên vẹn hiếm hoi của chúng, sau đó so sánh với các loài vẹt khác. Aubrey Keirnan, tác giả nghiên cứu từ ĐH Queensland cho biết: "Chúng tôi nhận thấy Vẹt Đêm có kích cỡ mắt tương đương với các loài vẹt khác, nhưng có dây thần kinh thị giác nhỏ hơn".

Loài vẹt siêu hiếm đang khiến các nhà khoa học phải bó tay bảo sao mà sắp tuyệt chủng
Loài vẹt này có thị giác cực kém, thậm chí là rất tệ vào ban đêm.

"Khu vực thùy quang - nơi chịu trách nhiệm quan sát của não cũng nhỏ hơn. Điều này cho thấy, Vẹt Đêm dường như không giỏi quan sát trong điều kiện thiếu sáng".

"Thị giác của chúng khá nhạy cảm, nhưng độ phân giải không cao. Chúng khó lòng phân biệt được các vật cản như hàng rào kẽm gai, thậm chí không tránh được thú săn mồi".

Để so sánh, các loài thú săn đêm khác có đồng tử nở rất to, nhằm tối đa hóa khả năng tiếp nhận ánh sáng. Nhờ vậy chúng có thể nhìn rõ hơn vào ban đêm, dễ dàng rình mồi hoặc tự bảo vệ mình. Còn Vẹt Đêm - thêm một lần nữa, chúng không có thứ đó.

Theo Andrew Iwaniuk - đồng tác giả nghiên cứu từ ĐH Lethbridge (Canada) cho biết cách tiếp cận với loài chim này ở góc độ giải phẫu thực sự là một nước đi khôn ngoan. "Loài vẹt này đang rất hiếm, đến mức chúng ta còn không biết có bao nhiêu cá thể còn sót lại".

Loài vẹt siêu hiếm đang khiến các nhà khoa học phải bó tay bảo sao mà sắp tuyệt chủng
Loài vẹt này đang rất hiếm, đến mức chúng ta còn không biết có bao nhiêu cá thể còn sót lại.

"Để bảo tồn, cần phải hiểu tập tính của chúng để có quyết định chuẩn xác. Nhưng vì quá hiếm nên chuyện quan sát gần như là không thể".

"Việc loại bỏ các hàng rào không được sử dụng cần phải được ưu tiên, đặc biệt là những khu vực các loài vẹt đêm xuất hiện" - Nick Leseberg, một tác giả khác từ ĐH Queensland chia sẻ.

"Tuy nhiên, chúng ta không thể đơn giản là gỡ rào. Gia súc cần chúng, và việc ngăn được thú săn mồi cũng góp phần bảo vệ được vẹt đêm".

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Scientific Report.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Choáng ngợp cảnh hàng nghìn con rùa bơi vào bờ làm tổ đẻ trứng

Choáng ngợp cảnh hàng nghìn con rùa bơi vào bờ làm tổ đẻ trứng

Hình ảnh hàng nghìn con rùa xanh tụ tập ở rìa rạn san hô Great Barrier của Australia trong mùa sinh sản tạo nên một khung cảnh kỳ thú.

Đăng ngày: 12/06/2020
Tìm thấy loài thằn lằn sừng mũi bí ẩn sau hơn 1 thế kỷ biến mất

Tìm thấy loài thằn lằn sừng mũi bí ẩn sau hơn 1 thế kỷ biến mất

Loài thằn lằn kỳ lạ với sừng trên mũi có tên Harpesaurus modiglianii xuất xứ từ Indonesia đã hoàn toàn mất tích. Tuy nhiên vừa qua nó mới được xác nhận vẫn còn tồn tại.

Đăng ngày: 12/06/2020
Loài khỉ siêu tý hon có kích thước bằng ngón tay cái, nặng 15 gram

Loài khỉ siêu tý hon có kích thước bằng ngón tay cái, nặng 15 gram

Đây cũng là một trong những loài linh trưởng nhỏ nhất thế giới khi chỉ có chiều cao khiêm tốn là 5 cm, nặng 15 gram.

Đăng ngày: 12/06/2020
Những kỷ lục trong thế giới loài ngựa

Những kỷ lục trong thế giới loài ngựa

Tổ chức Kỷ lục Guinness thế giới ghi nhận, ngựa đua có giá đắt nhất lên tới 16 triệu USD và con ngựa thông minh nhất có thể phân biệt màu sắc, hình dáng vật thể cũng như làm nhiều trò phi thường khác.

Đăng ngày: 11/06/2020
Điều ít biết về loài ngựa “nổi danh” trong chiến trận Việt Nam

Điều ít biết về loài ngựa “nổi danh” trong chiến trận Việt Nam

Ngựa là động vật được sử dụng nhiều nhất trong các cuộc chiến, nhất là chiến tranh thời cổ. Ngựa trong chiến tranh được gọi là ngựa chiến hay chiến mã.

Đăng ngày: 10/06/2020
Phát hiện mới: Hồng hạc lông sẫm hung hăng và hay giành thức ăn

Phát hiện mới: Hồng hạc lông sẫm hung hăng và hay giành thức ăn

Các nhà khoa học phát hiện những con hồng hạc có lông màu hồng đậm chính là những con hung hăng nhất khi tranh giành thức ăn.

Đăng ngày: 10/06/2020
Những con ngựa nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam

Những con ngựa nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam

Những chiến thắng lớn trong lịch sử nước Việt đều do thủy quân, tượng binh, bộ binh chứ kỵ binh không phải là binh chủng chủ lực.

Đăng ngày: 10/06/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News