Loại virus bí ẩn mới đang lan tràn nhiều nơi ở Trung Quốc
Một loại virus mới bí ẩn đang len lỏi qua một số vùng nông thôn của Trung Quốc. Cho đến gần đây, nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa rõ ràng, nhưng một nghiên cứu mới có thể đã xác định được thủ phạm là do một loài bọ hút máu.
Các nhà khoa học từ Đại học Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông ở Trung Quốc đã thông báo phát hiện ra một mầm bệnh chưa được biết đến trước đây, được đặt tên là: “Alongshan virus”.
Một loài virus mới được xác định tấn công nhiều vùng nông thôn Trung Quốc có nguyên nhân do bọ ve.
Báo cáo trên Tạp chí Y học New England cho biết, phát hiện của các nhà khoa học dựa trên mẫu virus lấy từ máu của một nữ nông dân 42 tuổi bị sốt, đau đầu và buồn nôn.
Sau khi virus được phân lập, phân tích trình tự bộ gene, kính hiển vi điện tử cho thấy, đó là một loại virus chưa từng được ghi nhận trước đây. Điều quan trọng, các bác sĩ cũng nhận thấy người phụ nữ từng có tiền sử bị ve cắn.
Cho đến nay, ít nhất 86 người đã ngã bệnh vì căn bệnh này, cụ thể là xung quanh khu vực Nội Mông và tỉnh Hắc Long Giang. Trong số 86 cá nhân, 84 là nông dân hoặc công nhân lâm nghiệp sống ở vùng đồi núi hoặc rừng và làm việc trên cánh đồng.
Những hiểu biết này đã khiến các nhà nghiên cứu tìm ra bọ ve Ixodes trong rừng nơi các bệnh nhân bị cắn. Loài này thực sự là thủ phạm của một loạt các bệnh do ve gây ra, bao gồm bệnh Lyme, Babiosis và viêm não do ve Siberian và Viễn Đông. Bọ ve là vật truyền nhiễm đặc biệt hiệu quả, vì chúng bám vào vật chủ và hút máu qua mọi giai đoạn của cuộc sống.
Đáng ngạc nhiên hơn, bằng chứng về virus cũng xuất hiện ở những con muỗi được thu thập ở tỉnh Cát Lâm, có nghĩa là chúng cũng không thể được loại trừ hoàn toàn. Mặc dù virus này chỉ được báo cáo xuất hiện ở vùng đông bắc Trung Quốc cho đến nay, các nhà nghiên cứu cho rằng nó có khả năng lây lan ở nơi khác vì bọ ve được tìm thấy trên khắp Đông Á, Siberia, Đông Âu và Bắc Âu.
Tin tốt là không có bằng chứng nào về việc virus có thể lây lan trực tiếp từ người sang người và nó cũng tương đối dễ điều trị.

Bí mật của loài kiến sống ung dung tự tại ở sa mạc Sahara
Cái nắng, cái nóng như thiêu như đốt ở sa mạc nóng nhất thế giới có vẻ "chẳng nhằm nhò" gì với những chú kiến bạc Sahara.

Bọ ngựa
Là loài côn trùng cỡ lớn, dài 40 - 80 mm, có hai cánh trước và hai cánh sau phát triển rộng. Hai cánh sau trông như tấm kính và chỉ ở viền trước trên đầu mút, cánh có màu xanh lá c&acir

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới
Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Phân biệt đào bích và đào phai
Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Top 8 loài hoa đắt đỏ nhất hành tinh, có tiền cũng chưa chắc mua được
Thậm chí có loài hoa hiếm tới mức chưa ai có thể định giá được nó.

Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ
Cây Poppy là thực vật thân thảo, tuổi thọ khoảng 2 năm. Tháng 4, 5 nở hoa màu tím, trắng, đỏ và phớt hồng, rất đẹp. Nó có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Châu Á, người Bỉ rất thích coi là biểu trưng của nước mình.
