Loài vượn có khả năng hát như ca sĩ opera chuyên nghiệp

Một nghiên cứu mới cho thấy loài vượn có thể điều khiển các dây thanh âm như những ca sĩ opera chuyên nghiệp.

Các nhà khoa học đã tìm ra rằng loài vượn dễ dàng sử dụng các kỹ thuật tương tự như một nghệ sĩ opera chuyên nghiệp sau khi nghe những tiếng kêu the thé khi chúng gọi loài động vật khác.

Một nghiên cứu tại Nhật Bản cũng cung cấp các bằng chứng cho thấy những nét tương đồng sinh lý khác thường giữa vượn và con người.

“Sự phức tạp trong tiếng nói của con người là độc nhất trong số những loài linh trưởng vì nó đòi hỏi hàng loạt những âm thanh mềm được tạo ra do sự di chuyển nhanh chóng của các thành phần cấu tạo”, dẫn lời nhà nghiên cứu Takeshi Nishimura đến từ Viện nghiên cứu động vật linh trưởng của Đại học Kyoto.

Ông nói: “Tiếng nói của chúng ta tiến hóa thông qua hàng loạt những cải biến đặc biệt trong quá trình giải phẫu thanh âm. Tuy nhiên, chúng tôi đã chỉ ra được rằng tiếng kêu của loài vượn lại sử dụng cơ chế thanh âm giống như một giọng nữ cao hát opera. Điều này đã tiết lộ một đặc điểm tương đồng giữa vượn với con người”.

Nhóm dẫn đầu là nhà nghiên cứu Nishimura đã phân tích 20 cuộc gọi "du dương và ồn ào" của loài vượn tay trắng bị nhốt trong chuồng, ở môi trường bình thường và 37 cuộc gọi trong môi trường có chứa khí heli.

Khí Hêli có tác dụng thay đổi âm sắc của giọng nói, làm cho âm thanh khi phát ra cao hơn bình thường vì khí heli dày hơn không khí, đẩy các tần số cộng hưởng âm thanh cao nhưng lại không làm thay đổi âm gốc.

Nghiên cứu cho thấy rằng cũng giống như con người, nguồn gốc những âm thanh từ tiếng gọi của vượn trong thanh quản sẽ được tách ra từ những công cụ thanh âm được dùng để biến đổi âm thanh.

Hơn nữa, nghiên cứu cũng chỉ ra được khả năng điều khiển các dây thanh âm và âm vực khi loài vượn cất tiếng kêu - một khả năng quan trọng của người ca sĩ opera chuyên nghiệp để làm chủ được giọng nữ cao.

“Điều này giúp chúng ta có thêm đánh giá mới trong quá trình tiến hóa tiếng kêu của loài vượn đồng thời chứng minh rằng nguồn gốc sinh lý trong tiếng của con người không phải là duy nhất”, nhà nghiên cứu Nishimura cho biết.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt

Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt

Thú mỏ vịt là một loài động vật có vú bán thủy sinh đặc hữu miền đông Úc, bao gồm cả Tasmania. Cùng với bốn loài thú lông nhím, nó là một trong năm loài thú đơn huyệt còn tồn tại.

Đăng ngày: 11/02/2025
Loài chim lạ xấu như sứ giả địa ngục: Mắt to như quỷ, mồm rộng như hố bom

Loài chim lạ xấu như sứ giả địa ngục: Mắt to như quỷ, mồm rộng như hố bom

Với tài ngụy trang hoàn hảo và ngoại hình xấu xí, chim potoo thường được gọi là "sứ giả địa ngục".

Đăng ngày: 10/02/2025
Tư thế đuôi tiết lộ tâm trạng của mèo

Tư thế đuôi tiết lộ tâm trạng của mèo

Đuôi mèo dựng thẳng thể hiện sự tự tin, trong khi đuôi cong như dấu hỏi là biểu hiện của sự thân thiện, còn xù đuôi có nghĩa sợ hãi.

Đăng ngày: 05/02/2025
Những loài động vật ăn thịt đồng loại đáng sợ nhất

Những loài động vật ăn thịt đồng loại đáng sợ nhất

Chắc hẳn các bạn từng xem một vài bộ phim về những kẻ ăn thịt người (Cannibal). Những câu chuyện kiểu ấy xem ra nhàm chán với mọi người, nhưng với một số loài động vật, đây không phải là trò đùa.

Đăng ngày: 04/02/2025
Loài ngựa lùn độc nhất thế giới

Loài ngựa lùn độc nhất thế giới

Ngựa lùn Shetland chỉ cao bằng một đứa trẻ nhưng có sức kéo bằng một con bò và là loài ngựa thông minh nhất hiện nay. Chúng được người dân Scltlan coi như linh vật quốc gia.

Đăng ngày: 03/02/2025
Loài chim nguy hiểm nhất thế giới được sách kỷ lục Guiness ghi nhận

Loài chim nguy hiểm nhất thế giới được sách kỷ lục Guiness ghi nhận

Chim đà điểu đầu mèo Australia được sách kỷ lục Guiness ghi nhận là loài chim nguy hiểm nhất thế giới. Chúng sở hữu một chiếc móng sắc như dao và một lực đá mạnh nhất trong các loài.

Đăng ngày: 03/02/2025
Phát hiện

Phát hiện "giác quan thứ 6" ở chuột

Các nhà khoa học đã phát hiện thấy "giác quan thứ 6" có thể nhận biết ánh sáng mà không cần thị giác. Nhóm các nhà khoa học thuộc trường đại học Duke ở North Carolina (Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu với 6 con chuột. 

Đăng ngày: 02/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News