Lốc xoáy khủng khiếp khiến hàng chục người chết, 3.000 người ảnh hưởng ở Mỹ
Theo CNN, ít nhất 12 cơn lốc xoáy được ghi nhận ở bang Alabama và Georgia.
Ít nhất 23 người đã thiệt mạng khi hàng loạt lốc xoáy tấn công hạt Lee, miền đông bang Alabama nước Mỹ, BBC trích lời các nhà chức trách cho biết.
Cảnh sát trưởng hạt Lee, Jay Jones, cho biết đã có thiệt hại "thảm khốc" với ít nhất 23 người thiệt mạng. Con số này có thể còn tăng trong thời gian tới.
Lốc xoáy khiến ít nhất 23 người thiệt mạng.
Nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất là khu vực xung quanh Beauregard. Lốc xoáy tấn công Beauregard vào khoảng 14h00 ngày 3/3 (giờ địa phương).
Cơ quan thời tiết quốc gia Mỹ (NWS) cho biết cơn lốc xoáy ở đây có sức gió lên tới 266km/h.
NWS cảnh báo mọi người "tránh xa các khu vực bị tàn phá để lực lượng chức năng có thể làm việc của họ".
Video quay tại nơi bị ảnh hưởng cho thấy cột điện bị gãy, nhà bị tốc mái và các mảnh vỡ nằm la liệt khắp nơi.
Cư dân địa phương nói rằng họ đã thấy nhiều cửa hàng bị phá hủy. Ví dụ: một quán bar lớn tên là Buck Wild Saloon bị tốc mái.
Cảnh sát trưởng hạt Lee, Jay Jones, cho biết đã có thiệt hại "thảm khốc".
Cảnh báo lốc xoáy cũng được đưa ra ở bang Georgia, Florida và Nam Carolina. Theo CNN, ít nhất 12 cơn lốc xoáy được ghi nhận ở bang Alabama và Georgia.
Tất cả những người thiệt mạng đều sống ở hạt Lee. Các nhà chức trách cho biết họ vẫn đang cố xác định danh tính nạn nhân, trong đó có một đứa trẻ tám tuổi.
Khoảng 3.000 hộ gia đình, hầu hết ở hạt Lee, đang phải chịu cảnh mất điện ở Alabama.
- Lốc xoáy - vòi rồng là gì?
- Video: Lốc xoáy quét qua ngoại ô Oklahoma

Hang động dài nhất nước Ý: Được làm từ "xác chết", luôn ngập ánh sáng 24/24
Nhờ có lỗ hổng trên trần nên hang động dài nhất nước Ý - Castellana - luôn rực rỡ ánh Mặt trời. Nhưng hang động này dù không có nắng cũng vẫn ngập sáng, vì trong hang ngọc thạch phát quang.

Hòn đảo nhân tạo có một không hai: Toàn bộ đảo được làm từ vỏ ốc xà cừ chất thành đống
Thay vì có thành phần là đất, hòn đảo nhân tạo này được tạo nên hoàn toàn những vỏ ốc xà cừ đã qua sử dụng và chất đống thành đảo như ngày nay.

Liệu có khi nào biến đổi khí hậu không phải do con người? Có đấy, nhưng tỉ lệ là... 1 phần triệu
Nhiều người trong số chúng ta vẫn luôn cho rằng mọi thảm họa ngày nay đến Trái đất đều là do các hành động của con người. Nhưng với khoa học thì khác.

Đây không phải ánh đèn đô thị đâu, mà chính là khí thải phát ra bởi con người
Đó không phải là ánh sáng của đèn đóm hiện đại, đó là sự ô nhiễm tới từ con người.

Khu rừng ngập mặn "đỉnh" nhất thế giới: Đẹp huy hoàng nhưng cũng đầy hung hiểm
Sundarbans nằm lọt thỏm trong vùng đồng bằng tươi tốt và rộng lớn trước vịnh Bengal. Đó là nơi bảo vệ hàng triệu cư dân xung quanh khỏi lũ lụt và bão tố, là nơi nương náu của các loài động thực vật.

Tại nhiệt độ phòng, các nhà khoa học RMIT biến CO2 thành than, chôn lại xuống đất
Những cách thức biến CO2 dạng khí thành dạng rắn đều cần tới nhiệt độ cực cao, không thể áp dụng đại trà.
