Lốc xoáy quật chết 9 người ở miền trung nước Mỹ

Một trận bão khủng khiếp với nhiều cơn lốc xoáy đã càn quét qua miền trung của nước Mỹ, cướp đi mạng sống của ít nhất 9 người và đe dọa tiếp tục gây tác hại khi đổ xuống miền đông vào ngày 29/2.

Thị trấn Harrisburg, bang Illinois bị tàn phá nặng nề hơn cả khi cơn lốc xoáy tràn đến lúc mọi người vẫn đang ngủ vào khoảng 4 giờ 30 sáng ngày 29/2 theo giờ địa phương.

Nhiều nhà cửa, xe cộ đã bị cơn lốc xoáy cuốn thẳng xuống hồ, nhiều cây cổ thụ bị bật gốc, một bức tường tại bệnh viện địa phương cũng bị đổ sập.

Riêng tại thị trấn nằm gồm 9.000 cư dân ở miền nam Illinois này đã có 6 người chết và hơn 100 người bị thương.

Cơn lốc xoáy đi với tốc độ lên đến 270km/giờ, gây hư hại hoặc phá hủy hoàn toàn khoảng 300 ngôi nhà, 25 cơ sở kinh doanh.


Cơn lốc xoáy quét qua miền trung nước Mỹ làm 9 người thiệt mạng

"Rất nhiều ngôi nhà đã không còn nguyên như hình dáng ban đầu, y như bị chiến tranh tàn phá", trưởng bộ phận cứu hỏa địa phương Bill Summers thuật lại với hãng AFP.

Các nhân viên cứu hộ đã phải bới những đống đổ nát để tìm người sống sót, song Summers nói rằng tính đến buổi chiều muộn vẫn chưa thống kê được con số người mất tích.

Thị trưởng Harrisburg Eric Gregg cũng đã mô tả những mất mát xảy ra là khủng khiếp và kêu gọi giúp đỡ những người bị thương và mất nhà cửa. Nhiều người hiện đã phải đến trú tạm ở nhà thờ First Baptist.

Cơ quan khí tượng quốc gia cho biết đã nhận được 22 bản báo cáo về lốc xoáy tại 6 bang kể từ khi trận bão bắt đầu tràn vào hôm 28/2, bắt đầu hình thành từ Nebraska và Kansas, rồi di chuyển sáng miền đông tới các bang Missouri, Illinois, Indiana và Kentucky.

Dự báo bão lớn sẽ còn ảnh hưởng tới các bang Alabama, Georgia, Kentucky, Mississippi, North Carolina và Tennessee trước khi đổ ra bờ biển phía đông nước Mỹ.

Thống đốc Illinois Pat Quinn hiện đã phải ban hành tình trạng khẩn cấp và đích thân ông sẽ tới Harrisburg để thị sát tình hình.

Trong năm 2011, cả nước Mỹ có 545 người thiệt mạng vì lốc xoáy, trong mùa mưa bão tồi tệ nhất kể từ năm 1936 và gây thiệt hại hàng thứ ba theo lịch sử ghi nhận được.

Riêng trong ngày 27/4/2011 đã có tới 314 người chết tại 5 bang, và ngày 22/5, khi lốc xoáy tràn qua Joplin, bang Missouri thì đã có 159 người ở thị trấn này thiệt mạng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 05/04/2025
Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật

Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật

Từ lâu Nhật Bản đã luôn nổi tiếng với các phát minh độc đáo và đột phá nhằm bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, từ một tờ báo mà có thể mọc lên 1 cây xanh thì chắc hẳn rất ít người nghĩ tới.

Đăng ngày: 05/04/2025
Hòn đảo

Hòn đảo "kỳ diệu" giúp bạn tăng chiều cao

Đảo Martinique nằm trong quần đảo núi lửa Lesser Antilles, ở phía Đông vùng biển Caribbean. Với diện tích 1.128km2, dân số trên đảo khoảng gần 400.000 người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 29/03/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Đăng ngày: 24/03/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 23/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News