Lốc xoáy vùng cực là gì? Nó hoạt động như thế nào?
Một cơn "lốc xoáy vùng cực" đang tung hoành trên Canada và khu vực Đông, Trung-Tây nước Mỹ, khiến nhiệt độ giảm xuống tới -50 độ C tại một số vùng. Nhưng "lốc xoáy vùng cực" là gì và hiện tượng thời tiết này hoạt động như thế nào?
>>> Lý giải vì sao nước Mỹ hứng chịu "mùa đông thảm họa" -50 độ C
Lốc xoáy vùng cực là gì?
Lốc xoáy vùng cực là các khối khí lớn, rất lạnh có mặt ở 2 cực của Trái đất. Không khí lạnh bên trong các cơn lốc xoáy này sẽ liên tục xoáy tròn theo hướng ngược chiều kim đồng hồ. Khi di chuyển trong không trung, không khí của lốc xoáy sẽ ngày một lạnh và "đặc" hơn.
Lốc xoáy vùng cực thường xuất hiện ở khu vực nào?
Lốc xoáy vùng cực thường xuất hiện ở Bắc Cực với 2 trung tâm chính là Đảo Baffin của Canada và một vùng gần Siberia.
Ảnh chụp của NASA cho thấy lốc xoáy vùng cực lấn vào Bắc Mỹ vào ngày 6/1/2014
Hiện tượng lốc xoáy vùng cực khiến nhiệt độ giảm xuống cực thấp tại Mỹ và Canada là bình thường?
Việc không khí lạnh từ lốc xoáy vùng cực đổ bộ lên các khu vực ở phía nam vùng cực là hoàn toàn bình thường.
Tuy vậy, năm nay, mức độ "xâm lấn" xuống miền Nam của cơn lốc xoáy này là khá bất thường. Nhà khí tượng học Dan Riddle của Trung tâm Thời tiết Hoa Kỳ trả lời phỏng vấn với đài CTV rằng, thông thường lốc xoáy vùng cực sẽ chỉ có mặt trên Đảo Baffin của Canada và ảnh hưởng xuống vùng Trung Bắc của Canada trong mùa Đông. Trong năm nay, luồng khí lạnh này lấn rất sâu về phía Nam, khiến cho một phần của cơn lốc xoáy vùng cực xâm lấn vào cả lãnh thổ của Mỹ.
Theo ông Riddle, chính cơn lốc này đã gây ra hiện tượng giảm nhiệt độ tại New Orleans và Tallahassee, nơi nhiệt độ xuống mức thấp nhất trong vòng 30 năm qua.
Khoảng bao lâu một lần thì lốc xoáy vùng cực lại xâm lấn xuống phía Nam?
Ông Riddle cho biết trong lịch sử, các đợt lạnh bất thường sẽ diễn ra trên nước Mỹ khoảng 20 năm một lần.
Một số nhà khoa học đang bắt đầu nghiên cứu xem liệu quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu (bao gồm việc băng ở Bắc Cực bắt đầu tan) có liên hệ tới các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như đợt lạnh này hay không.
"Có rất nhiều ý kiến cho rằng các thay đổi diễn ra ở Bắc Cực khiến cho thời tiết lạnh bị 'đẩy' xuống phía nam", ông Riddle tuyên bố với đài CTV.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Vì sao biển thường có màu xanh?
Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Với phần lớn diện tích đất nước thấp hơn mực nước biển, người Hà Lan đã tạo ra hệ thống đê biển vĩ đại nhất hành tinh
Hà Lan là một quốc gia nhỏ ở Tây Bắc Âu, có diện tích, đặc điểm địa lý và lịch sử khai phá khá tương đồng với đồng bằng sông Cửu Long.

Núi lửa là gì? Núi lửa được hình thành như thế nào?
Núi lửa đã gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến đời sống của những người đang sống trong vùng gần cửa miệng của hiện tượng này. Nhưng đã bao giờ bạn tử hỏi núi lửa là gì không?

Tại sao bầu trời có màu xanh?
Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến.
