Lời giải đáp về bí ẩn nguồn gốc tiến hóa của loài rùa
Các nhà khoa học tuyên bố đã tìm ra lời giải đáp cho một bí ẩn lâu nay về sự tiến hóa của động vật khi nói rằng rùa là họ hàng gần với cá sấu và chim hơn so với thằn lằn và rắn.
Tổ tiên của loài rùa, tiến hóa từ 200-300 triệu năm trước, đã gây ra nhiều tranh cãi trong giới khoa học vì chức năng sinh lý và gene của nó thể hiện loài này thuộc hai nhánh khác nhau trên cây tiến hóa.
Trong bài viết đăng trên tạp chí Biology Letters số ra ngày 16/5 của Hiệp hội Hoàng gia Anh (Royal Society), các nhà khoa học nhấn mạnh: "Nguồn gốc tiến hóa của loài rùa đã gây ra bối rối khi tìm hiểu về quá trình tiến hóa của động vật có xương sống".
Tuy nhiên, thành viên nhóm nghiên cứu Nicholas Crawford thuộc Đại học Boston nói với AFP: "Nghiên cứu của chúng tôi thể hiện một cách thuyết phục rằng trong câu chuyện về gene, rùa có quan hệ gần với chim và cá sấu hơn".
Nghiên cứu về giải phẫu và hóa thạch đối với loài rùa và các loài bò sát họ hàng của chúng nói chung xếp rùa vào họ lepidosaurs gồm rắn, thằn lằn và tuataras (động vật hiếm giống với thằn lằn).
Trong khi đó, nghiên cứu về gene lại khẳng định rùa có nhiều điểm chung với cá sấu và chim hơn. Hai loài này thuộc nhóm archosaur, cũng bao gồm các loài khủng long trên mặt đất đã tuyệt chủng.
Ông Crawford cho biết phát hiện sau đã được xác nhận bởi nghiên cứu gene thấu đáo nhất từ trước tới nay về đề tài này, sau khi đã thu thập khối lượng thông tin lớn gấp 10 lần so với những nỗ lực nghiên cứu trước đây.
Theo ông Crawford, những nhầm lẫn trước đây xuất phát một phần từ việc rùa có chung những đặc điểm vật lý quan trọng với thằn lằn, rắn và tuataras, trong đó có tim ba ngăn.

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?
Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t

Giải oan cho loài chim bị con người tuyệt diệt
Dodo - loài chim bị con người tàn sát đến mức tuyệt chủng - luôn bị gán cho biệt danh "ngu ngốc, khờ khạo".

Lũ quét chôn vùi hàng chục xác khủng long trong ao tù
Gần 100 năm qua, các nhà khoa học chưa thể lý giải vì sao mỏ khủng long Cleveland-Lloyd ở Texas, Mỹ lại chứa hóa thạch của hơn 75 con khủng long chân thú theropod sống ở kỷ Jura.

Phát hiện mới nhất về loài cây có hoa đầu tiên trên thế giới
Các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện loài cây có hoa đầu tiên trên Trái đất, Montsechia Vidalii, sống cách đây khoảng 125-130 triệu năm.

Dấu vết mộ cổ chứng minh Chúa Jesus từng có vợ và con trai
Mới đây, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra điều mới lạ trong khu mộ chúa Jesus tại Jerusalem. Kết quả nghiên cứu hé lộ răng Chúa Jesus từng có vợ và một người con trai có tên là Judah.

Khai quật lăng mộ Tần Thủy Hoàng, phát hiện cả thế giới động vật ở bên trong
Các nhà khảo cổ học gần đây mới phát hiện trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng có hàng nghìn con vật thuộc các loài khác nhau đã được chôn cất cùng ông.
