Lòng đất Quảng Nam phát tiếng nổ như bom

Đêm 27/11, một tiếng nổ lớn phát ra từ lòng đất lớn như tiếng bom ở vùng hạ lưu công trình thủy điện sông Tranh 2 (Bắc Trà My, Quảng Nam) gây dư chấn trong vòng bán kính 30km.

>>> Tiếng nổ trong lòng đất có thể do dung nham núi lửa

Người dân thị trấn Trà My và các xã Trà Bui, Trà Giác, Trà Tân, Trà Đốc, Trà Giang, Trà Sơn và Trà Dương một lần nữa rơi vào tâm trạng hoảng hốt vì tiếng nổ lớn như bom rung chuyển mặt đất.

Ông Hồ Văn Nam ở xã Trà Sơn miêu tả: "Tiếng nổ muốn điếc cả tai. Mặt đất rung chuyển khoảng 2 phút, cửa chính, cửa sổ đập rầm rầm như cơn lốc đi qua. Cả nhà tôi chui vào gầm giường phòng nhà sập, mái ngói rơi".

GS.TS Cao Đình Triều, chuyên gia Viện Vật lý địa cầu cho biết, trạm địa chấn ở Thừa Thiên - Huế ghi nhận dư chấn động đất ở huyện Bắc Trà My vào 21h23 đêm 27/11 nhưng chưa xác định được bao nhiêu độ richter. "Chúng tôi đã gửi văn bản đề nghị Liên hiệp hội Khoa học Kỹ thuật Địa lý VN cử đoàn công tác về lập trạm quan sát, nghiên cứu tại địa phương này nhưng chưa thấy phản hồi", ông Triều nói.


Từ khi công trình thủy điện sông Tranh 2 chặn dòng, tích nước, lòng đất vùng
hạ lưu liên tiếp phát ra tiếng nổ gây rung chuyển mặt đất. Tối qua,
lòng đất tiếp tục phát ra tiếng nổ lớn như bom. (Ảnh: Trí Tín)

Liên tiếp từ ngày 16/11 đến nay, đã 3 lần xuất hiện nhiều tiếng nổ phát ra từ lòng đất giữa đêm khuya đến rạng sáng, trong đó tiếng nổ đêm 27/11 lớn nhất. Ông Trần Anh Tuấn, Phó chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My cho biết, suốt hai tuần qua người dân trong huyện mất ăn, mất ngủ, công việc làm ăn xáo trộn lớn vì lo sợ động đất.

Ông Tuấn xác nhận tiếng nổ dữ dội đêm qua làm rung lắc mặt đất trong vòng bán kính 30km ở vùng hạ lưu lẫn thượng lưu công trình thủy điện sông Tranh 2.

Hiện chính quyền huyện Bắc Trà My đang lo hàng nghìn đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở các vùng tái định cư thủy điện sông Tranh 2 sợ động đất bỏ nhà di cư sâu vào rừng phòng hộ. "Theo phong tục đồng bào địa phương nếu nơi ở thiếu an toàn, cuộc sống không ổn định thì họ sẽ di dân đến vùng khác. Hệ lụy kéo theo là phá rừng tự nhiên đầu nguồn", ông Tuấn cho biết thêm.

Tỉnh Quảng Nam đã đề nghị Bộ Khoa học Công nghệ sớm vào cuộc nghiên cứu, tìm nguyên nhân gây ra tiếng nổ trong lòng đất. Các chuyên gia thuộc Tổng hội địa chất VN đưa ra giả thuyết những tiếng nổ lớn trong lòng đất vùng hạ lưu đập thủy điện Sông Tranh 2 có thể do dung nham núi lửa xâm nhập vào hang, ổ cột rỗng đầy nước trong lòng đất.

Còn GS Cao Đình Triều thì khẳng định dư chấn ở vùng hạ lưu Bắc Trà My thời gian qua đều dưới 3,5 độ richter, thuộc dạng động đất kích thích. Đới đứt gãy tại địa phương này có thể đang hoạt động mạnh.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Đăng ngày: 21/04/2025
Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên. 

Đăng ngày: 18/04/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 18/04/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 17/04/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 16/04/2025
Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Đăng ngày: 13/04/2025
Vì sao biển thường có màu xanh?

Vì sao biển thường có màu xanh?

Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Đăng ngày: 11/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News