Lũ Thái Lan đe dọa sinh vật biển
Hàng triệu sinh vật biển có thể là những nạn nhân tiếp theo của cơn đại hồng thủy tại Thái Lan, khi hàng tỷ mét khối nước lũ sắp đổ ra đại dương.
Chính quyền Thái Lan cảnh báo những ngư dân ở khu vực vịnh Thái Lan chủ động bảo vệ các khu nuôi trồng thủy hải sản khi ước tính 10 tỷ mét khối nước sẽ đổ vào vịnh và hòa loãng nước biển trong tháng tới.
Ước tính 10 tỷ mét khối nước lũ sẽ mang theo các chất ô nhiễm đổ vào
vịnh Thái Lan, đe đọa đến hàng triệu sinh vật biển. (Ảnh: AFP)
Ông Pramot Sojisuporn, thuộc Cục Khoa học Hàng hải, đại học Chulalongkorn, Bangkok, cho biết trữ lượng nước khổng lồ đổ vào vịnh trong tháng tới sẽ làm giảm nồng độ muối ở mức thông thường là 32 phần nghìn xuống còn hai phần nghìn và nước ở vịnh sẽ giống nước ngọt.
"Nguồn nước ngọt đổ vào biển sẽ không ảnh hưởng đến các loài cá nhưng có thể làm chết các sinh vật sống trong bùn như trai", ông nói trên AFP.
Nuôi trồng thủy sản như cá, tôm, sò, hàu, trai... là một trong những trụ cột của kinh tế vùng vịnh Thái Lan. Đây cũng là ngành bị ảnh hưởng nặng nề khi nước biển giảm độ mặn. Hôm 14/11, Bộ Ngư nghiệp yêu cầu các ngư dân ở tỉnh Samut Sakhorn, phía nam Bangkok, và các ngư dân phía tây thủ đô, nhanh chóng thu hoạch hoặc di dời và ngăn lũ ở các ao hồ nuôi trồng thủy sản. Những loài sinh vật nhỏ thường nhạy cảm với sự thay đổi chất lượng và độ mặn của nước vì thế chúng có thể chết và trở thành thức ăn cho các loài cá lớn hơn, ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng thực phẩm.
Một mối đe dọa khác đối với sự sống của các sinh vật biển là các chất ô nhiễm trong nước lũ, thoát ra từ các khu sản xuất công nghiệp và nông nghiệp. "Vịnh Thái Lan là một hệ thống kín, được bao quanh bởi đất liền. Các chất hóa học sẽ theo nước lũ đổ vào vịnh và không có đường thoát", một nhà môi trường cho biết.
Một nhóm nghiên cứu thuộc đại học Chulalongkorn sẽ bắt đầu kiểm tra nguồn nước ở vịnh Thái Lan vào tuần tới nhằm dự đoán độ hòa tan và lan rộng của lượng nước ngọt sắp đổ vào đây. Bộ Tài nguyên và Môi trường Thái Lan cũng sẽ thành lập khoảng 50 điểm kiểm định chất lượng nước quanh vịnh và ở cửa sông Chao Phraya, con sông chính chảy qua Bangkok.
"Chúng ta phải kiểm soát một lượng nước lớn vì thể cần xem xét mức độ và thời gian ảnh hưởng của nó đến sinh vật biển, cũng như thời gian để phục hồi sau ảnh hưởng", một quan chức bộ nói.
Cơn lũ lịch sử đã kéo dài sang tháng thứ tư tại Thái Lan, làm ngập một phần ba diện tích nước này, khiến 567 người thiệt mạng và gây thiệt hại kinh tế hàng tỷ USD. Hiện nước lũ đã bắt đầu rút tại các tỉnh phía bắc và một số quận của Bangkok nhưng các quận phía tây và đông thủ đô dự đoán sẽ còn phải chịu cảnh ngập lụt đến năm sau.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.
