Lúa gieo từ "thóc 3.000 năm" được cho là giống hiện đại

"Với tư cách là nhà di truyền học, tôi khẳng định 100% rằng đây là lúa Khang Dân, có mặt tại Việt Nam từ 1992", tiến sĩ Trần Duy Quý, Phó giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam phát biểu.

Ngày 31/8, Viện Di truyền Nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã tổ chức tọa đàm về những cây lúa nảy mầm từ các hạt thóc tại di chỉ Thành Dền (Mê Linh, Hà Nội). Tham gia buổi tọa đàm là các chuyên gia hàng đầu trong nước về sinh học, khảo cổ học.

Báo cáo kết quả theo dõi quá trình sinh trưởng, tiến sĩ Phạm Xuân Hội, Trưởng phòng Bệnh học phân tử (Viện Di truyền Nông nghiệp), người trực tiếp chăm sóc lúa cho biết, trong số 13 cây đã gieo, một cây không làm đòng, 3 cây trồng đợt sau chưa làm đòng, còn 9 cây chuẩn bị cho thu hoạch. Xét 13 chỉ tiêu hình thái cho thấy, lúa gieo từ hạt thóc ở Thành Dền tương đối giống với lúa Khang Dân 18. Lúa trổ không đồng đều và sinh trưởng cũng không đồng đều.


Các nhà khoa học xem xét đặc điểm hình thái của những cây lúa gieo từ thóc khai quật ở Thành Dền. (Ảnh: Nguyễn Hưng).

Tuy nhiên, ông Hội lưu ý, do thí nghiệm làm bị động nên không kiểm soát hết được tác động của các yếu tố bên ngoài.

Trong khi đó, theo bà Lưu Minh Cúc (Viện Di truyền nông nghiệp), kết quả phân tích bằng phương pháp sinh học phân tử sử dụng chỉ thị SSR với 50 cặp mồi đối với 2 trong số các cây lúa Thành Dền cho thấy phổ ADN của 2 cây này và giống lúa Khang Dân 18 hoàn toàn như nhau.

Khang Dân là giống lúa đã xuất hiện tại VN cách đây 18 năm. Hiện giống này được nông dân ở nhiều nơi gieo trồng.

 Là người nêu ý kiến đầu tiên trong số các nhà khoa học tham dự tọa đàm, giáo sư, tiến sĩ khoa học Trần Duy Quý, Phó giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam nói: "Tôi, với tư cách là một nhà di truyền học, khẳng định 100% rằng đây là lúa Khang Dân".

Tiến sĩ Lâm Thị Mỹ Dung: "Về mặt hình thái, ai cũng nói "lúa Thành Dền" giống lúa hiện đại, nhưng tôi nghĩ chưa thể đưa ra câu trả lời thuyết phục rằng đó là lúa ngày nay. Về mặt khảo cổ chúng tôi vẫn chưa tìm thấy những yếu tố chủ quan và khách quan để hạt thóc ngày nay lẫn vào các hố khai quật. Chúng tôi vẫn đang chờ kết quả xác định AMS các mẫu vỏ trấu từ Nhật Bản". Bà bày tỏ mong muốn tiếp tục thực hiện các nghiên cứu sâu hơn, đến nơi đến chốn và đưa ra kết luận thuyết phục nhất.

Cơ sở kết luận của ông Quý là hình thái các cây lúa quá giống với lúa Khang Dân. Đây là giống không cảm quang, ngắn ngày mà gen ngắn ngày mới có mấy chục năm trở lại đây.

Tiến sĩ cũng cho rằng, việc các hạt lúa nảy mầm được phát hiện tại Thành Dền có thể vì một lý do nào đó mà lọt xuống hố khai quật. "Các hố không được bảo vệ nghiêm ngặt, không có hàng rào xung quanh, không che bạt phía trên. Có thể do trẻ nhỏ nghịch ngợm cho vào hoặc do những người nông dân được thuê đãi đất vô tình để lẫn hạt lúa hiện đại vào", ông Quý nêu quan điểm.

Ngoài ra, chuyên gia về di truyền học này còn khẳng định, với điều kiện như ở Thành Dền, chỉ khoảng 4-5 năm, lúa đã mất khả năng nảy mầm. Ngay cả trong những điều kiện bảo quản tối tân (yếm khí, trữ lạnh) ở nước ngoài cũng chỉ giữ được cho hạt lúa nảy mầm tối đa sau 50-100 năm.

"Chúng ta đã nghiên cứu đủ độ rồi, đó không phải là lúa cổ. Theo tôi nên dừng ở đây", ông Quý nói.

Sau phát biểu của ông Quý, thêm hai chuyên gia nữa cũng cho rằng nên dừng nghiên cứu và công bố kết quả lúa nảy mầm từ thóc ở Thành Dền là lúa cận - hiện đại.

Tuy nhiên, hơn 10 chuyên gia khác có mặt tại hội thảo cho rằng chưa thể kết luận vội vàng như vậy. Theo tiến sĩ Lê Vĩnh Thảo, Trung tâm chuyển giao khoa học công nghệ và khuyến nông (Viện Khoa học công nghệ Việt Nam), không nên khẳng định ngay mà cần thời gian để chứng minh tiếp, nhất là khi chưa có kết quả xác định niên đại bằng phương pháp AMS từ Nhật Bản.

Giải thích cặn kẽ hơn, giáo sư Hoàng Tuyết Minh, nguyên Trưởng bộ môn Di truyền tế bào và lai xa (Viện Di truyền Nông nghiệp) cho rằng, Viện Di truyền bị bất ngờ, bị động nên thí nghiệm so sánh, đối chiếu giữa lúa Thành Dền và lúa hiện đại chưa bài bản và chuẩn xác. Theo bà, phải so sánh đầy đủ 62 đặc điểm hình thái của cây lúa mới có kết quả tin cậy.

"Nếu 2 giống lúa giống nhau đến 61 tính trạng nhưng khác một tính trạng thôi cũng đã là 2 giống khác nhau rồi. Ngoài ra, chúng ta có 2 loại lúa cổ, một loại cảm quang và một loại cảm ôn. Nếu vì lúa trổ bông trước tháng 10 mà kết luận không phải là lúa cổ rồi dừng lại là hơi vội vàng", giáo sư nói.

Bà đề nghị gieo trồng và nghiên cứu thêm một vụ nữa để có đánh giá chính xác.


Viện sĩ Đào Thế Tuấn (phải) cho rằng cần có cách nhìn tổng thể về nghiên cứu lúa cổ, chứ không chỉ mỗi việc giám định niên đại của các hạt thóc nảy mầm. (Ảnh: Nguyễn Hưng).

Đồng quan điểm, ông Đào Thế Tuấn (từng là Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô, giáo sư hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam) cho rằng, để kết luận phải có đầy đủ cứ liệu. "Chúng ta phải nhìn toàn diện, không thì sẽ như thầy bói xem voi", ông nói và đề xuất có đề tài nghiên cứu xung quanh vấn đề thóc, lúa cổ chứ không chỉ việc xác định các hạt nảy mầm ở Thành Dền có niên đại nào.

Cuộc tranh luận kéo dài nhiều giờ đồng hồ trước khi các nhà khoa học thống nhất tiếp tục đề nghị phân tích toàn bộ đặc điểm hình thái, sinh lý, sinh hóa và ADN của tất cả dòng lúa Thành Dền, kết hợp với kết quả giám định vỏ trấu bằng phương pháp AMS để có kết luận cuối cùng. Đồng thời, cần có đề tài nghiên cứu liên ngành (cấp bộ hoặc nhà nước) nhằm khai quật mới, thu thập thêm mẫu lúa Thành Dền và các nghiên cứu lúa cổ của Việt Nam.

Ông Nguyễn Thiên Lương, Vụ Khoa học Công nghệ (Bộ Nông nghiệp) khẳng định, Bộ sẽ hỗ trợ kinh phí cho nghiên cứu với điều kiện các nhà khoa học phải xác định rõ hướng tiếp theo.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chanh ngón tay - Loại chanh giống trứng cá hồi đắt nhất thế giới

Chanh ngón tay - Loại chanh giống trứng cá hồi đắt nhất thế giới

Giá thành cho 1kg của loại quả này tới hàng triệu đồng nhưng giới nhà giàu Trung Quốc vẫn săn lùng đặt mua cho bằng được.

Đăng ngày: 17/02/2025
Loại đào

Loại đào "tiến vua" có gì đặc biệt mà có giá bán tới hàng chục, hàng trăm triệu đồng?

Đào Thất thốn là một loại đào cảnh cổ, hiếm và có sức sống rất mãnh liệt. Cây có dáng lùn, lá to, dài, có màu xanh đậm, từ gốc đến cành đều sùi phồng, nổi những u, mấu xù xì tạo nên vẻ cổ kính, phong trần.

Đăng ngày: 14/02/2025
Những loài ký sinh kinh dị trên cơ thể người

Những loài ký sinh kinh dị trên cơ thể người

Cơ thể người là một mảnh đất màu mỡ cho các loài “quái vật” kinh dị ký sinh. Chúng ăn, ở, sinh sôi nảy nở và sau đó quay lại làm hại chúng ta.

Đăng ngày: 05/02/2025
Cận cảnh quá trình ve sầu

Cận cảnh quá trình ve sầu "thoát xác"

Trong một dịp đi nghiên cứu về các loài sinh vật, côn trùng, nhà nhiếp ảnh Thomas Marent đã may mắn chứng kiến quá trình một chú ve sầu lột xác.

Đăng ngày: 03/02/2025
Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ

Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ

Cân bằng hoá học giữa các sắc tố trong bụng chuồn chuồn xác định màu sắc của chúng. Khi có chất oxi hoá, những tế bào này vàng và khi có mặt chất khử, chúng trở thành đỏ.

Đăng ngày: 02/02/2025
Top 10 loại nấm quý hiếm nhất ở Việt Nam

Top 10 loại nấm quý hiếm nhất ở Việt Nam

Hiện nay các loại nấm là món ăn ưa thích của nhiều người. Không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao chúng còn là nguyên liệu để chế biến những món ăn hấp dẫn.

Đăng ngày: 31/01/2025
12 loại nấm độc nguy hiểm nhất thế giới

12 loại nấm độc nguy hiểm nhất thế giới

Nếu ăn phải một số loại nấm độc như nấm đôi cánh thiên thần hoặc nấm mũ đầu lâu, con người sẽ bị tổn thương gan, thận, hệ thần kinh, dẫn đến tử vong.

Đăng ngày: 31/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News