Lục địa châu Úc "bơi" quá nhanh, khiến hệ thống GPS sai lệch hết cả
Đây đã là lần thứ tư người dân Úc phải chỉnh lại tọa độ mọi thứ.
Bạn tính dần tới việc ném hết bản đồ địa lý nước Úc trước năm 2016 vào sọt rác thôi, vì chúng đều sai cả. Toàn bộ đất nước chuột túi đã phải chính thức … dịch chuyển 1,5 mét để đúng với bản đồ mới.
Mảng địa chất bên dưới châu Úc dịch chuyển quãng đường quá lớn trong khoảng thời gian quá ngắn. Theo tính toán, nó “chạy" tới 6,8cm mỗi năm, lại còn hơi xoay theo chiều kim đồng hồ chút đỉnh. Những người định cư trên mặt đất có thể không cảm thấy đất dưới chân mình đang trôi đi, nhưng hệ thống định vị toàn cầu GPS thì có.
Nước Úc phải chỉnh lại kinh độ và vĩ độ mới để trùng khớp với tọa độ GPS mới cập nhật.
Mảng địa chất bên dưới châu Úc dịch chuyển quãng đường quá lớn trong khoảng thời gian quá ngắn.
Trong vòng 50 năm qua, cư dân úc đã phải chính thức chỉnh sửa tọa độ mọi thứ tới 4 lần, để tránh việc các thiết bị định vị nhận về kết quả sai lệch. Lần cuối cùng họ phải chỉnh tọa độ là năm 1999; hồi đó, vị trí mọi thứ lệch tới 200 mét, đủ để hệ thống GPS dẫn bạn nhầm vào nhà hàng xóm.
Trên thực tế, những sai lệch này có thể để lại những hiệu quả khôn lường, hơn nhiều việc đồ mua trên mạng bị giao nhầm sang nhà hàng xóm. Theo lời Dan Jaksa từ Ban Khoa học Trái đất Úc, thì các cơ quan chính phủ lo ngại những tọa độ mới có thể khiến các hệ thống vận chuyển thông minh không thể tìm tới tọa độ chính xác, khi mà hệ thống GPS lệch lạc hết cả.
Việc chỉnh sửa đã được tiến hành hồi năm 2016, nước Úc phải định vị lại khoảng 1,5 mét. Sai lệch từng đó là không đủ để khiến những hệ thống GPS thông thường - vốn có độ lệch khoảng 5 tới 10 mét - gặp trục trặc. Tuy nhiên, với thế hệ hệ thống định vị mới, chính xác được tới đơn vị cm, thì đây là thay đổi quan trọng để đảm bảo cho các công nghệ tương lai của Úc.
Hãy nghĩ ngay tới xe tự lái, lệch 1,5 mét là quá lớn, đủ để xe rẽ sang nhầm làn đường. Trong thời đại của công nghệ, mọi thứ cần phải vô cùng chính xác.
- Nhật Bản dịch chuyển 4 mét, trái đất quay nhanh hơn
- Xuất hiện rãnh nứt khổng lồ, bằng chứng châu Phi bắt đầu tách làm hai, tạo thành lục địa mới