Lực hấp dẫn của Mặt Trăng làm thay đổi lượng mưa trên Trái Đất
Nghiên cứu mới nhất cho thấy khi Mặt trăng lên vị trí cao nhất mỗi đêm, lực hấp dẫn từ vệ tinh này có thể làm giảm lượng mưa trên Trái đất.
Trong một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Geophysical Research Letters, 2 nhà nghiên cứu của Đại học Washington, Tsubasa Kohyama và John M. Wallace đã đưa ra kết luận rằng Mặt trăng sẽ "hút" không khí của Trái đất về phía mình. Điều này sẽ khiến áp lực ("trọng lượng của không khí") trên bề mặt Trái đất có nhìn thấy Mặt trăng tăng lên và đồng thời tăng nhiệt độ của không khí phía dưới.
Do không khí ấm có thể giữ được lượng ẩm nhiều hơn, khối không khí nói trên sẽ ở xa mức độ ẩm tối đa hơn và do đó sẽ làm giảm lượng mưa.
Khi Mặt trăng lên vị trí cao nhất mỗi đêm, lực hấp dẫn từ vệ tinh này có thể làm giảm lượng mưa trên Trái đất.
Để đưa ra kết luận này, 2 nhà khoa học đã nghiên cứu dữ liệu từ vệ tinh của NASA và Cơ quan Thám hiểm Vũ trụ Nhật Bản thu thập trong vòng 14 năm từ 1998 tới 2012. Kết luận cho thấy lượng mưa sẽ bị giảm đi một lượng mà con người không thể nhận thấy nhưng máy móc vẫn đo đạc được: 1%.
"Đây là nghiên cứu đầu tiên có thể kết nối lực thủy triều của Mặt trăng với lượng mưa", tiến sĩ Tsubasa Kohyama, bộ môn khoa học không khí khẳng định.
Trong khi hiệu ứng này sẽ không ảnh hưởng tới khả năng dự báo thời tiết, nghiên cứu mới có thể giúp ích cho các nhà nghiên cứu khí hậu, cho phép họ sử dụng thử nghiệm tính chính xác trong các mô hình dự báo khí hậu.
Nghiên cứu mới nhất cho thấy khi Mặt trăng lên vị trí cao nhất mỗi đêm, lực hấp dẫn từ vệ tinh này có thể làm giảm lượng mưa trên Trái đất.
HIệu ứng của vị trí Mặt trăng lên áp suất không khí của Trái đất đã được phát hiện vào năm 1847.
HIệu ứng của vị trí Mặt trăng lên áp suất không khí của Trái đất đã được phát hiện vào năm 1847, và các nghiên cứu vào năm 1932 cũng cho thấy Mặt trăng có thể gây ảnh hưởng tới nhiệt độ không khí. Một nghiên cứu năm 2014 cũng của Kohyama và Wallace cho thấy áp suất không khí trên Trái đất sẽ thay đổi khi vị trí Mặt trăng thay đổi.
Hiện tại, tiến sĩ Wallace đang dự định thực hiện các nghiên cứu tiếp theo để phát hiện liệu một số dạng mưa có bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi vị trí của Mặt trăng, và liệu Mặt trăng có ảnh hưởng tới mật độ bão hay không.

Những bí mật thú vị về cây thông Noel
Khi nhiệt độ xuống thấp, các mô cây đông cứng, trong suốt như thủy tinh, rừng cây là nhà của loài nhện tarantula, cây cao nhất có thể lên đến 130m, có thể tạo ra hệ sinh thái riêng biệt

Vì sao người Do Thái thông minh nhất thế giới?
Từ ngàn xưa, người Do Thái đã xem tri thức là loại vốn đặc biệt vì có thể sinh ra vốn và của cải, lại không bị cướp đoạt được.

Lịch sử ra đời của pháo hoa
Pháo hoa là một loại hình trình diễn công cộng thường được tổ chức trong ngày lễ tết hay các dịp kỷ niệm đặc biệt ở Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới.

10 vũ khí và chiến thuật đáng sợ trong chiến tranh cổ đại
Tâm lý chiến, vũ khí hóa học hay còi tử thần, là những vũ khí và chiến thuật đáng sợ từng được áp dụng trong chiến tranh cổ đại.

Những lời nguyền kinh hoàng, ghê rợn ám ảnh nhất mọi thời đại
Lời nguyền "kim cương xanh" khiến Hoàng hậu Thái Lan Sirikit đột quỵ hay lời nguyền lãnh chúa Tamerlane khiến 7,5 triệu người mất mạng... trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng.

Thử giải bài toán khiến 98% người trên thế giới bó tay
Bài toán "Ai giữ cá" tưởng chừng đơn giản nhưng khiến không ít người phải chào thua trước Einstein.
