Lực sĩ kiến vàng
Bức ảnh một con kiến nhỏ xíu dùng răng giữ một vật nặng gấp 100 lần khối lượng của nó ở tư thế lộn ngược đã giành giải nhất trong cuộc thi ảnh khoa học tại Anh.
Con kiến vàng đỏ mang một vật nặng gấp 100 lần trọng lượng cơ thể trong khi vẫn bám ngược vào bề mặt nhẵn. Ảnh: Telegraph. |
Theo Telegraph, tiến sĩ Thomas Endlein - một nhà khoa học của Đại học Cambridge, Anh - đã chụp bức ảnh nói trên khi ông và các đồng nghiệp tìm hiểu khả năng bám dính phi thường của chân kiến và các loại côn trùng khác. Con kiến trong ảnh - thuộc loài kiến vàng đỏ ở châu Á - bám ngược vào một mặt phẳng nhẵn và ngoạm một vật có khối lượng 500 mg.
Bức ảnh được gửi tới cuộc thi ảnh khoa học của Hội đồng nghiên cứu sinh học và công nghệ sinh học Anh (BBSRC).
"Tác phẩm giành giải nhất vì nó đẹp và cho người xem thấy sự phức tạp của hoạt động nghiên cứu khoa học", BBSRC tuyên bố.
Kiến vàng đỏ sử dụng bàn chân và cẳng chân để bám vào các mặt phẳng. Theo tiến sĩ Endelin, kiến có thể thay đổi kích thước và hình dạng lòng bàn chân tùy theo khối lượng của vật thể mà chúng tha. Nếu phải mang vật quá nặng chúng tăng diện tích tiếp xúc của lòng bàn chân. Khi cần chạy nhanh chúng sẽ giảm diện tích đó.
Chân kiến cũng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động leo bám.
"Kiến nhấc chân ra khỏi mặt phẳng giống như cách chúng ta lột băng dính. Chúng giữ chân ở một góc hẹp so với mặt phẳng. Khi muốn nhấc chân chúng tăng góc đó lên để có thể rút chân dễ dàng", tiến sĩ Endelin giải thích.
Loading...
TIN CŨ HƠN
Liệu sinh học tổng hợp có thay đổi được tương lai của thực phẩm?
Hơn một thế kỷ trước, những người nông dân nuôi bò ở đã quyết liệt phản đối bơ thực vật. Họ nhấn mạnh rằng thứ giống bơ làm từ dầu thực vật không phải là bơ.
Đăng ngày: 23/07/2018
Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả
Bơ khổng lồ có kích thước lớn gấp 5 quả bơ thường này đang được bán đắt hàng tại Australia, dù có giá tới 12 USD (hơn 270.000 đồng) một quả.
Đăng ngày: 23/07/2018
Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác
Cuối thế kỉ 19, nhân loại lần đầu tiên khám phá ra một dạng sống mới có tên virus. Từ đó đến nay, những thực thể nhỏ bé này đã đưa chúng ta hết từ bất ngờ này sang bất ngờ khác, bởi chẳng con nào giống con nào.
Đăng ngày: 22/07/2018
Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống
Theo FDA, vi khuẩn Vibrio thường gây ra các triệu chứng tiêu hóa như tiêu chảy, nôn mửa và đau bụng.
Đăng ngày: 21/07/2018
Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa
Các nhà khoa học của Viện Sinh học nhiệt đới thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vừa phát hiện ra 2 loài hoa lan mới, có vẻ đẹp khá độc đáo.
Đăng ngày: 20/07/2018
Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!
Loài cây được nhắc đến chính là cây Kiri, một loài thực vật bản địa của Nhật Bản.
Đăng ngày: 19/07/2018
Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt
Dâm bụt là loài cây dễ sống, thường được trồng làm hàng rào và cho hoa màu đỏ thắm khá đẹp.
Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm